Biện pháp phát triển đội ngũ nữCBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 79)

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Làm cho các cấp có thẩm quyền và bản thân người CB nữ thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn, không thể thiếu của đội ngũ CB nữ đối với sự phát triển của gia đình, nhà trường và xã hội.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền tới các cấp ủy đảng, BGH nhà trường, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đạt được mức độ nhận thức cao về bình đẳng giới không chỉ là vấn đề riêng của phụ nữ mà là vấn đề chung của toàn xã hội, bình đẳng giới trong đội ngũ CBQL trường THPT nhằm tạo sự thống nhất chủ trương phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT trong bối cảnh hiện nay.

Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về bình đẳng giới cho CBQL cơ sở giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận và sự tự tin vào vị trí, vai trò và khả năng hoàn thành

82 tốt các nhiệm vụ của nữ CBQL;

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Một là:

+ Sở GD&ĐT phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ban VSTBPN của tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thể đối với cán bộ nữ, thông qua các lớp tập huấn chuyên đề về một số nội dung sau:

- Những khuôn mẫu xã hội tạo ra bất bình đẳng giới (Tư tưởng trọng nam khinh nữ);

- Quyền phụ nữ, quyền Bình đẳng giới là những giá trị đạo đức, nhân văn cao cả, cần được mọi người trong xã hội tôn trọng, nhìn nhận và đánh giá đúng. Sự tiến bộ của phụ nữ gắn liền với sự phát triển của của đất nước. Quyền của phụ nữ không tồn tại biệt lập, mà gắn kết chặt chẽ với lợi ích vật chất, văn hóa, tinh thần trong cuộc sống đối với mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

- Nhận thức về thế mạnh và tầm quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực QLGD, nhất là ở các trường học, người phụ nữ có nhiều ưu thế đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của nhà trường.

- Tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới trong đội ngũ CBQL, thực chất là tăng cơ hội cho phụ nữ để họ được hưởng một địa vị như nam giới; có cơ hội phát huy khả năng của mình và được hưởng quyền lợi từ kết quả đó. Tăng cường sự hiểu biết , nhận thức và nguyên nhân của khoảng cách giới trong công tác bổ nhiệm cán bộ đã tác động không công bằng với phụ nữ.

- Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực xã hội như tăng sự tự tin và quý trọng bản thân mình, tăng năng lực đàm phán của phụ nữ trong gia đình mình cũng như tăng sự tôn trọng của cộng đồng đối với người phụ nữ.

+ Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục vận động phải gắn liền với lợi ích cụ thể của CB nữ nằm trong tổng thể lợi ích chung của nhà trường, của ngành và của toàn xã hội. Đưa chiến lược “vì sự bình đẳng giới” và “vì sự tiến bộ của phụ nữ” vào việc hoạch định chính sách, tiêu chuẩn thi đua của từng địa phương, từng đơn vị, từng nhà trường.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban “vì sự tiến bộ phụ nữ” ở các nhà trường.

83

+ Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi hình ảnh phụ nữ với tư cách là nhà quản lý, đồng thời nêu gương sáng điển hình những nữ GV, nữ CBQL tiêu biểu của nhà trường, của ngành nhằm xóa bỏ định kiến giới không công bằng và có tác động tích cực đến nhận thức của nam giới về vai trò của phụ nữ, khích lệ cán bộ nữ phấn đấu tự khẳng định khả năng của mình.

Hai là:

+ Sở GD&ĐT phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ CBQL các cấp những kiến thức về bình đẳng giới và những

biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới để thực hiện quyền phụ nữ trong nhà trường. + Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho nữ CBQL về vai trò, vị trí của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó giúp CB nữ tự rèn luyện để có được những phẩm chất, năng lực của người nữ CBQL thời đại mới như: Có tri thức, sức khỏe, kỹ năng sống, năng lực giao tiếp và có khả năng cạnh tranh cao…; Biết giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Hiểu biết về thẩm mỹ, văn hoá, phong tục, trang phục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, phù hợp với vùng miền; Đức thuỷ chung, cần cù chịu khó, đức hy sinh, giầu lòng nhân hậu, vị tha; Sự nhạy cảm, tinh tế, cảm thông, chia sẻ; Hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, khó khăn cũng như ưu, khuyết điểm của giới mình theo nghĩa “không ai hiểu mình bằng chính mình”.

+ Cấp uỷ, BGH nhà trường tạo các điều kiện, cơ hội thuận lợi để phụ nữ ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý còn phải nâng cao kiến thức gia đình, kiến thức xã hội.

Ba là:

+ Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn ngành phát động nhiều phong trào thi đua trong ngành để đội ngũ cán bộ, giáo viên có điều kiện tham gia và khẳng định khả năng của mình như phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” hay cuộc thi “nữ cán bộ tài năng, duyên dáng”…

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả những việc làm cụ thể của cấp uỷ đảng, BGH nhà trường thực hiện quyền phụ nữ và bình đẳng giới trong các nhà trường.

Tóm lại: Giải quyết đồng bộ được các hoạt động trên sẽ từng bước tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, cấp uỷ, BGH và mỗi CBVC về

84

vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội và những đóng góp có hiệu quả của đội ngũ nữ CBQL trong sự phát triển của nhà trường. Biện pháp này có ý nghĩa quyết định vì có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng, từ đó mang lại hiệu quả cao cho công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trong các trường THPT.

3.2.2. Biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL cho các trường THPT theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng của phụ nữ theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng của phụ nữ

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngũ nữ CBQL trường THPT trong hiện tại và tương lai. Đồng thời nó còn là động lực để CB, GV nữ trong nhà trường phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, phát huy hết năng lực vốn có và có cơ hội bình đẳng để tiếp cận với các chức danh lãnh đạo, quản lý.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL cho từng trường trong từng giai đoạn. Phát triển đội ngũ nữ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ đồng bộ giữa số lượng và chất lượng, giữa đội ngũ CBQL nam và nữ, giữa các thế hệ nữ GV, nữ CBQL một cách hài hoà, cân đối để phát huy tối đa tiềm năng của nữ CBQL; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục THPT.

3.2.2.3. Cách thức thực hiên

- Sở GD&ĐT quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ CB nữ trong công tác quy hoạch nguồn nhân lực. Hàng năm, tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ nữ CBQL các trường làm cơ sở để dự báo nhu cầu phát triển, điều chỉnh cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển …

- Cấp uỷ đảng, BGH nhà trường xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực phải có quy hoạch riêng về CB nữ nhằm nâng cao tỷ lệ nữ trong tạo nguồn cán bộ làm công tác quản lý.

- Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT phải căn cứ vào các kết quả thu được từ thực trạng khảo sát đội ngũ nữ CBQL trường THPT, kết hợp với dự án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025” để đưa ra dự báo.

85

- Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Đảng và Nhà nước; quy mô và mạng lưới trường lớp, tỷ lệ CB nữ của bậc học; căn cứ vào đặc thù của từng vùng miền để lập quy hoạch số lượng theo chức danh và số lượng để thay thế, bổ sung nữ CBQL cho từng trường học. Có dự phòng cho việc thuyên chuyển, điều động sang các ngành, đoàn thể khác hoặc nghỉ hưu. (Trong vòng 5 năm tới, đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc cần phải bổ sung khoảng 25 người). Các nhà trường tổ chức hội nghị để quán triệt nội dung, tinh thần, lấy phiếu tín nhiệm phải nói rõ yêu cầu, tỉ lệ nữ.

- Ban hành tiêu chuẩn của cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn chung theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị TW 3 – Khoá VIII và tiêu chuẩn riêng đối với nữ CBQL.

- Trong kế hoạch năm của các đơn vị, phải đưa công tác nữ vào một trong những nội dung chính của nhiệm vụ; Có chỉ tiêu, biện pháp và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nữ công.

- Thực hiện dân chủ trong việc giới thiệu (tiến cử) cán bộ nữ vào vị trí lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn cán bộ đã được nêu trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về công tác tổ chức cán bộ. Thủ trưởng đơn vị, những cán bộ làm công tác tham mưu cần phải trung thực, đặt lợi ích tập thể trên lòng vị kỷ cá nhân; thông cảm, chia sẻ, không cầu toàn và trân trọng ghi nhận thành tích đóng góp của CB nữ, kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo đề bạt chị em vào vị trí tương xứng, đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, cụ thể là:

(1) Lập kế hoạch phương án giới thiệu cán bộ nữ bao gồm việc công bố vị trí chức vụ cần giới thiệu và những điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào vị trí quản lý đó;

(2) Có thể giới thiệu bằng phương thức họp hội nghị cán bộ chủ chốt để tập thể hội nghị đề xuất và tiến cử cán bộ nữ, sau đó tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm;

(3)Cấp uỷ đảng, BGH tổng hợp tình hình giới thiệu cán bộ nữ và báo cáo lên cấp trên (Sở GD&ĐT) để lựa chọn đối với những người giữ chức vụ quản lý và những người dự bị chức vụ đó.

- Tổ chức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trường THPT (nếu có thể) trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, giáo viên nữ có tuổi đời trẻ, năng động, có năng lực và trong diện quy hoạch tham gia. Cần huy động thêm nguồn lực cán bộ, giáo viên nữ từ các trường

86

đăng ký thi tuyển nhằm khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng nhà trường, địa phương.

- Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác, quan tâm đến CB-GV nữ ở các vùng khó khăn. Đối với nữ CBQL đã có một đến hai nhiệm kỳ quản lý đạt loại xuất sắc cần ưu tiên để được chọn nơi đến công tác, đặc biệt nếu có nhu cầu chuyển về vùng có điều kiện thuận lợi hơn nên bố trí để vừa hợp lý hoá gia đình, vừa động viên và tạo điều kiện tốt trong công tác quản lý tiếp theo.

- Sau khi quy họach, các đơn vị phải giao việc để thử thách, có kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục để khi bổ nhiệm cán bộ đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn (CMNV, QLNN, LLCT, Tin học, ngoại ngữ).

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc quy hoạch nữ CBQL để tạo được sự đồng bộ về phẩm chất và năng lực của đội ngũ nữ CBQL trường THPT, tạo niềm tin cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, giúp nữ CBQL phấn đấu ngày càng tốt hơn.

3.2.3. Biện pháp 3: Tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng giới nhằm tạo tiền đề cho việc phát huy các tiềm năng về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tạo động lực phát triển cho từng cá nhân cán bộ nữ; đồng thời tạo sức mạnh cho nhà trường phát triển bền vững và đáp ứng mục tiêu chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

3.2.3.2 Nội dung biện pháp

Công tác tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngũ nữ CBQL trường THPT trên cơ sở đáp ứng giới, lồng ghép giới trong các khâu của quá trình, có chỉ tiêu riêng cho từng trường, từng vị trí đảm bảo đứng quy trình, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, cơ cấu nữ CBQL của từng trường; Lựa chọn được những người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất nhằm củng cố uy tín, niềm tin của tập thể, có ý nghiã quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQL trong các nhà trường.

87

* Công tác tạo nguồn nữ CBQL trường THPT

+ Tạo nguồn từ việc lựa chọn hàng năm trong số nữ giáo viên: Thông qua hoạt động giảng dạy và các phong trào của nhà trường, Chi bộ, Công đoàn, Hiệu trưởng và tập thể giáo viên đánh giá, chọn những giáo viên nữ có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín trong hội đồng SP để đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL cho ngành.

+ Tuyển dụng đủ số lượng cán bộ, giữ một tỷ lệ nữ hợp lý, đảm bảo tính liên tục để trẻ hoá đội ngũ và có cơ cấu nữ, trong đó có chỉ tiêu riêng dành cho tuyển cán bộ nữ. Từng bước điều chỉnh sự bất cập giữa các độ tuổi, tạo điều kiện cho sự chuyển giao liên tục và vững vàng giữa các thế hệ.

+ Căn cứ vào nhu cầu của các nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh nữ CBQL sẵn có để làm cơ sở cho việc chọn lựa, tuyển chọn và bổ nhiệm sau này. Danh sách cán bộ, giáo viên nữ trong diện quy hoạch phải được tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ cơ sở bằng hình thức lấy phiếu thăm dò tạo nguồn trong các hội nghị cấp cơ sở: cấp uỷ, chi bộ Đảng, hội đồng sư phạm các trường THPT.

+ Sở GD&ĐT phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đối với đội ngũ nữ CBQL và đối tượng trong diện quy hoạch dự nguồn nữ CBQL (phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, tận tâm, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục).

+ Có cơ chế, chính sách để thu hút và khuyến khích những GV nữ có tiềm năng và năng lực làm CBQL. Giải quyết cho nghỉ trước tuổi hoặc sa thải cán bộ kém năng lực để tạo cơ hội cho những CB, GV nữ có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu CBQL.

Muốn tạo nguồn nữ CB kế cận cần có 02 điều kiện chính:

1) Điều kiện cần: Nhà trường phải quán triệt công tác nữ, bình đẳng giới và

hết sức quan tâm, tạo điều kiện, tạo môi trường (môi trường pháp lý: chế độ, chính sách.. và điều kiện làm việc) thuận lợi để nữ CBVC phát huy năng lực, sở trường của mình.

2) Điều kiện đủ: Bản thân nữ cán bộ, công chức phải nhận thức rõ trách

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 79)