Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 63)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị cho đội ngũ nữ CBQL trường THPT và CB nữ thuộc diện quy hoạch được các nhà trường và Sở GD&ĐT thực hiện tương đối đầy đủ song qua khảo sát thực tế vẫn bộc lộ các hạn chế được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 2.12. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

TT Ý kiến đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Số lượng người cho điểm

theo tiêu chí Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL được xác định một cách khả thi.

0 34 30 12 20 3,19

2

Kế hoạch cử CB nữ (có chỉ tiêu riêng) đi học nâng cao trình độ chuyên môn (học TS, ThS) và lý luận chính trị, trình độ QLGD và các kiến thức bổ trợ khác.

10 24 35 17 10 2,81

3

Thực hiện lồng ghép giới trong việc gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm CB nữ, đặc biệt là CB nữ đã qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng .

4 22 35 25 10 3,16

4

Xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách khuyến khích nữ CBQL đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

66 5

Ý thức và động lực của cán bộ nữ trong việc vượt qua mọi rào cản của xã hội để học tập vươn lên trong công tác thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện bản thân, phấn đấu trở thành CBQL

10 20 21 30 15 3,21

Điểm bình quân 2.47

Trong năm năm gần đây, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL cũng được ngành giáo dục và các nhà trường quan tâm. Thường xuyên theo dõi lập danh sách nữ CBQL trong diện cần nâng cao trình độ để cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nên đội ngũ CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn ngày càng cao, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý trường THPT.

Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL vẫn còn tồn tại các bất cập:

- Các nhà trường THPT chưa phân bổ chỉ tiêu riêng cho cán bộ nữ đi đào tạo chuyên môn (học TS, ThS) và đi bồi dưỡng các lớp về lý luận chính trị, quản lý nhà nước... làm tiền đề cho công tác bổ nhiệm cán bộ nữ (chủ yếu sau khi được bổ nhiệm chị em mới được tham gia các lớp BD).

- Chưa thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nữ kế cận, dự nguồn trong quy hoạch trước khi bổ nhiệm; chọn cử đối tượng đi đào tạo chưa hoàn toàn dựa trên cơ sở quy hoạch; Việc lồng ghép giới trong việc gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ chưa được chú trọng.

- Số nữ CBQL mới bổ nhiệm và số nữ CBQLGD được bồi dưỡng cách đây trên 5 năm chưa được cử đi bồi dưỡng lại để cập nhật, bổ sung kiến thức mới về QLGD;

- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ QLGD, cập nhật kiến thức mới là hết sức cần thiết và cấp bách nhưng nhu cầu ở nữ CBQL không cao do công tác bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm một cách toàn diện, đúng mức; chưa xây dựng được chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ; cơ chế đánh giá, bổ nhiệm nữ CBQL chưa thực sự gắn chặt với việc đào tạo bồi dưỡng nên không động viên, khuyến khích được CB nữ đi học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 63)