Biện pháp 3: Tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ nữ phù hợp với năng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 84)

lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng giới nhằm tạo tiền đề cho việc phát huy các tiềm năng về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tạo động lực phát triển cho từng cá nhân cán bộ nữ; đồng thời tạo sức mạnh cho nhà trường phát triển bền vững và đáp ứng mục tiêu chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

3.2.3.2 Nội dung biện pháp

Công tác tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngũ nữ CBQL trường THPT trên cơ sở đáp ứng giới, lồng ghép giới trong các khâu của quá trình, có chỉ tiêu riêng cho từng trường, từng vị trí đảm bảo đứng quy trình, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, cơ cấu nữ CBQL của từng trường; Lựa chọn được những người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất nhằm củng cố uy tín, niềm tin của tập thể, có ý nghiã quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQL trong các nhà trường.

87

* Công tác tạo nguồn nữ CBQL trường THPT

+ Tạo nguồn từ việc lựa chọn hàng năm trong số nữ giáo viên: Thông qua hoạt động giảng dạy và các phong trào của nhà trường, Chi bộ, Công đoàn, Hiệu trưởng và tập thể giáo viên đánh giá, chọn những giáo viên nữ có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín trong hội đồng SP để đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL cho ngành.

+ Tuyển dụng đủ số lượng cán bộ, giữ một tỷ lệ nữ hợp lý, đảm bảo tính liên tục để trẻ hoá đội ngũ và có cơ cấu nữ, trong đó có chỉ tiêu riêng dành cho tuyển cán bộ nữ. Từng bước điều chỉnh sự bất cập giữa các độ tuổi, tạo điều kiện cho sự chuyển giao liên tục và vững vàng giữa các thế hệ.

+ Căn cứ vào nhu cầu của các nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh nữ CBQL sẵn có để làm cơ sở cho việc chọn lựa, tuyển chọn và bổ nhiệm sau này. Danh sách cán bộ, giáo viên nữ trong diện quy hoạch phải được tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ cơ sở bằng hình thức lấy phiếu thăm dò tạo nguồn trong các hội nghị cấp cơ sở: cấp uỷ, chi bộ Đảng, hội đồng sư phạm các trường THPT.

+ Sở GD&ĐT phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đối với đội ngũ nữ CBQL và đối tượng trong diện quy hoạch dự nguồn nữ CBQL (phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, tận tâm, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục).

+ Có cơ chế, chính sách để thu hút và khuyến khích những GV nữ có tiềm năng và năng lực làm CBQL. Giải quyết cho nghỉ trước tuổi hoặc sa thải cán bộ kém năng lực để tạo cơ hội cho những CB, GV nữ có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu CBQL.

Muốn tạo nguồn nữ CB kế cận cần có 02 điều kiện chính:

1) Điều kiện cần: Nhà trường phải quán triệt công tác nữ, bình đẳng giới và

hết sức quan tâm, tạo điều kiện, tạo môi trường (môi trường pháp lý: chế độ, chính sách.. và điều kiện làm việc) thuận lợi để nữ CBVC phát huy năng lực, sở trường của mình.

2) Điều kiện đủ: Bản thân nữ cán bộ, công chức phải nhận thức rõ trách

nhiệm, vị trí của mình, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên tự học, tự rèn, tự vượt lên chính mình và tự hoàn thiện mình Đây là yếu tố cơ bản, quyết định sự tiến bộ, đi lên của phụ nữ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thể hiện rõ qua thực tiễn,

88

phải phấn đấu, trưởng thành từ những phong trào hành động cách mạng bởi vì hiệu quả công việc là thước đo năng lực bản thân mỗi người.

+ Quy trình thực hiện tạo nguồn, sử dụng được tiến hành bao gồm:

- Tạo nguồn, sử dụng đối tượng bên trong nhà trường (Nguồn nhân sự tại chỗ): Sử dụng nguồn giáo viên nữ trong nhà trường là những người có phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý, lãnh đạo.

- Tạo nguồn, sử dụng đối tượng bên ngoài nhà trường (nguồn nhân sự từ nơi khác): Là tạo nguồn giáo viên nữ ở những trường khác, nếu như nhà trường đó không có nguồn giáo viên nữ đáp ứng tiêu chuẩn đối với nữ CBQL.

* Công tác bổ nhiệm nữ CBQL trường THPT:

Cần có quy định bắt buộc trong các nhà trường phải có cơ cấu cán bộ lãnh đạo là nữ.

+ Thời hạn bổ nhiệm: Mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm. + Điều kiện bổ nhiệm:

- Đạt tiêu chuẩn chung của CBQL và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Điều lệ trường phổ thông, theo Luật giáo dục và các quy định khác của Đảng và Nhà nước đối với CBQL.

- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định.

+ Tuổi bổ nhiệm:

- Cán bộ, công chức nữ được bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi;

- Trường hợp cán bộ, công chức nữ đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.

+ Trình tự bổ nhiệm:

- Trường THPT có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức thì lãnh đạo nhà trường trình Sở GD&ĐT phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.

89

- Sau khi được Sở GD&ĐT đồng ý, lãnh đạo trường THPT đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

+ Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

Bước 1: Hiệu trưởng và Ban giám hiệu đề xuất phương án nhân sự căn cứ

vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong đơn vị.

Bước 2: Tập thể Ban giám hiệu thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ

sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong trường. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn.

Bước 3: Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt trong trường (Ban giám

hiệu, BCH công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn) để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan.

Bước 4: Tập thể lãnh đạo nhà trường xem xét kết luận những vấn đề mới

nảy sinh (nếu có).

Bước 5: Cấp ủy Đảng có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ

nhiệm; Tập thể lãnh đạo nhà trường thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.

Bước 6: Hiệu trưởng lập văn bản đề nghị Sở GD&ĐT xem xét bổ nhiệm. + Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác: Bước 1: Lãnh đạo nhà trường đề xuất nhân sự hoặc do Sở GD&ĐT giới

thiệu.

Bước 2: Tập thể lãnh đạo nhà trường thảo luận thống nhất về chủ trương và

tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo nhà trường gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và hiệu trưởng nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với trường học nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.

90

Bước 3: Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận làm tờ trình kèm theo các hồ sơ

cần thiết theo quy định hiện hành đề nghị Sở GD&ĐT xem xét bổ nhiệm.

Tóm lại: Tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ cần phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng giới, lồng ghép giới trong các khâu của quá trình; có chỉ tiêu riêng cho từng trường, từng vị trí tuyển dụng, bổ nhiệm nhằm thực hiện chính sách của Đảng và NN đối với cán bộ nữ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 84)