Đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 25)

Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Trường THPT có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngày nay, với sự ưu việt của chế độ XHCN với yêu cầu chuẩn bị nguồn lực cho CNH- HĐH đất nước, giáo dục không phải chỉ giành cho các học sinh giỏi, xuất sắc theo mô hình giáo dục tinh hoa, mà là một nền giáo dục đại chúng. Giáo dục tạo học vấn

28

cơ bản cho học sinh lứa tuổi trưởng thành và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Học sinh THPT thường ở tuổi từ 15 đến 17 tuổi, thời kỳ đang phát triển mạnh về thể chất, năng lực trí tuệ, tâm sinh lý. Vì thế, cùng với trang bị kiến thức văn hóa cần chú trọng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

Luật Giáo dục (2005) nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vể Tổ quốc” [27, tr.17].

Với các mục tiêu như trên, giáo dục THPT có chức năng trang bị cho thế hệ trẻ khả năng thích ứng và đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống, làm việc một cách khoa học. Nhà trường THPT có nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ trẻ những tầm nhìn rộng rãi. Khả năng sống và làm việc độc lập, tự chủ được phát triển đầy đủ về trí tuệ. Giáo dục THPT xem xét việc trang bị kiến thức các môn học như một bộ phận của việc giúp cho học sinh bước vào đời. Hoạt động giáo dục - dạy học ở trường THPT phải tập trung vào việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản và kỹ năng để các em biết định hướng nghề nghiệp, tiếp tục học lên, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học và học suốt đời. Những năng lực đó phải được hình thành ngay khi các em hoàn thành chương trình đào tạo ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 25)