Biện pháp 6: Cụ thể hóa theo hướng hoàn thiện chính sách và tạo môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 95)

trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ nữ cán bộ quản lý

98

Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách đối với nữ CBQL nhằm tạo điều kiện để họ thực hiện tốt vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. Tạo môi trường làm việc phù hợp với đặc điểm giới tính nữ để họ phát huy tốt nhất những tiềm năng, sở trường và năng lực của họ trong công tác, khẳng định được vị trí trong xã hội.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Để phát huy tốt vai trò của nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, cần phải xây dựng được tốt các chính sách, chế độ ưu đãi và tạo dựng một môi trường nơi làm việc ở đó có bầu không khí dân chủ, tôn trọng tin tưởng hợp tác đối với đội ngũ nữ CBQL, đồng thời tự thân mỗi nữ CBQL phải tự vươn lên, tự tin, tự trọng,

sáng tạo, luôn luôn cố gắng để vượt qua khó khăn thử thách. 3.2.6.3. Cách thức thực hiện

* Đối với các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ cán bộ cần có tính đến sự khác biệt về giới:

+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đội ngũ CBQL nói chung.

+ Sở GD&ĐT cần tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan xây dựng các chính sách ưu tiên, đãi ngộ dành riêng cho đội ngũ nữ CBQL trường THPT cụ thể như:

- Tăng cường các chính sách xã hội đối với nữ CBQL và nữ giáo viên:

Điều 145 của Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 thì lao động nữ đủ 55 tuổi và có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng hưu trí hàng tháng với mức hưởng là 75% lương. Như vậy chính sách hiện nay về tuổi tối đa làm việc của nam và nữ chênh nhau 5 tuổi là chưa công bằng, hợp lý đối với phụ nữ.

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay thì tuổi nghỉ hưu như vậy không còn phù hợp bởi nhiều nữ CBQL vẫn muốn cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Vì vậy cần quy định phụ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 đến 60, đối với nữ CBQL có học hàm, học vị, có năng lực quản lý, có kinh nghiệm, tâm huyết, có sức khoẻ và nguyện vọng cống hiến. Nữ CBQL nếu không muốn về hưu ở độ tuổi trên 55 thì vẫn được quyền nghỉ hưu ở độ thuổi 55 như hiện nay.

99

phí học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên nữ có thành tích cao trong giảng dạy nhằm khuyến khích, động viên, tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng trong công tác; Có chính sách hỗ trợ nữ CBQL trong việc cấp đất làm nhà ở gần nơi công tác để họ yên tâm công tác.

- Tăng thêm phụ cấp chức vụ cho nữ CBQL bằng nguồn vốn của địa phương: Bởi vì mỗi người phụ nữ trung bình dành 5 đế 7 năm nuôi con nhỏ, thời gian đó ảnh hưởng đến sự vươn lên của họ. Mặt khác theo quy định hiện nay, tính chung thời gian làm quản lý của phụ nữ ngắn hơn nam giới khoảng 5 đến 10 năm. Để lấy lại công bằng giữa nam và nữ cần phải tăng phụ cấp chức vụ cho người nữ CBQL cao hơn nam giới.

- Đổi mới chính sách hưởng chế độ khi sinh con: Cha và mẹ có thể tự nguyện lựa chọn phương án ai sẽ nghỉ để hưởng chế độ khi sinh con, cha có thể nghỉ chế độ để mẹ đi làm, nếu đó là nguyện vọng và sự tự nguyện của cả cha và mẹ.

* Xây dựng môi trường làm việc thông qua hoạt động biểu dương, khen thưởng nữ CBQL có nhiều đóng góp đối với đất nước.

- Ngoài những quy định chung về khen thưởng các danh hiệu thi đua hằng năm thì cần thiết phải xây dựng các chế độ khen thưởng đối với từng lĩnh vực công tác ví dụ như: gương điển hình trong việc thực hiện tốt các phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”...; điển hình các cá nhân có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; CB, GV nữ có sáng kiến kinh nghiệm hay, có đề tài khoa học hay công trình nghiên cứu được áp dụng rộng rãi trong ngành; ....

- Việc bình bầu các danh hiệu, đánh giá, nhận xét, khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình phải chính xác, kịp thời, công khai, khách quan đối với nữ CBQL.

- Đánh giá công bằng kết quả công việc được giao và khen thưởng kịp thời những cán bộ nữ có thành tích xuất sắc trong công tác. Khuyến khích cán bộ nữ say mê công tác, tự rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, giữ gìn phẩm chất đạo đức.

- Nhà trường cần bố trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ sở trường của CB nữ là tiền đề để phát huy tốt những năng lực tiềm tàng của họ.

- Xây dựng môi trường làm việc thông qua công tác hoàn thiện tổ chức nơi làm việc, tạo bầu không khí dân chủ, tôn trọng, tin tưởng, hợp tác, tạo môi trường

100

tâm lý thuận lợi, trạng thái thỏa mái, tự tin trong công tác cho cán bộ nữ.

- Nhà trường cũng cần quan tâm giúp đỡ các cán bộ nữ xây dựng gia đình văn hóa, vì người phụ nữ dù ở cương vị nào cũng rất coi trọng gia đình, là người gánh vác chính công việc nhà, chăm sóc bố mẹ già, con nhỏ.

- Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho nữ CBQL trường THPT như tổ chức các chuyến tham quan, du lịch, giao lưu với các đơn vị giáo dục trong và ngoài tỉnh thậm chí tham quan các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Tạo điều kiện để ban nữ công nhà trường phát huy khả năng tham gia các tổ chức tư vấn, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến cán bộ nữ.

*Về phía cá nhân người nữ CBQL cũng phải luôn cố gắng, tự tạo cho mình bản lĩnh và tâm lý vững vàng để hòa nhập với tập thể, vượt qua khó khăn thử thách

Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt:

- Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống

- Có ý thức cầu tiến, độc lập - Sống có mục đích

- Có khả năng giao tiếp thân thiện

- Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân, gia đình, con cái …

- v.v…

Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ…Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

101

Người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới nếu được sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan sẽ có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, tạo vị thế cho bản thân. Và hi vọng là họ sẽ không còn gặp những trở ngại về giới trong việc tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc do những quan điểm không phù hợp nào đó, không còn phải băn khoăn trăn trở trong sự lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, không còn gặp những rào cản không cần thiết từ các chính sách xã hội. Phụ nữ – dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 95)