1.6.1.1. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục
+ Nghị quyết 29-NQ/TW –Hội nghị Trung ương Tâm (Khoá XI) khẳng định:
“Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”.
+ Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX đã nêu: “…Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới…”
+ Chỉ thị số 40 - CT/TW đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo…”[10. tr,3]
40
+ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:
“Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo, xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong tổng thể về cán bộ Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Đối với cán bộ nữ, đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; để bạt, bổ nhiệm cần phải đảm bảo tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm”. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020…Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ”.
+ Mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020:
Chỉ tiêu 3 (Mục tiêu 1): “Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”.
+ Kế hoạch hành động VSTBPN ngành GDĐT số 5473/KH – BGDĐT ngày
26/6/2006 đã đề ra chỉ tiêu: “ Trong tổng số CB,GV được quy hoạch có ít nhất 30% là nữ, mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 01 nhà giáo tham gia trong Ban lãnh đạo”. 1.6.1.2. Môi trường xã hội, những quan điểm, sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người phụ nữ và đặc điểm tâm sinh lý vốn có của phụ nữ
Hiện nay chúng ta đang sống trong môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Các nhà quản lý phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn đó là chuẩn bị sự thay đổi cũng đồng thời phải thích nghi với những thay đổi đó. Bởi vậy nhận biết rõ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với các nhà quản lý nói chung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực là: Môi trường vật chất và môi trường kinh tế; Môi trường công nghệ – kỹ thuật, thông tin; Môi trường văn hóa - xã hội: Xã hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này sẽ có nhu cầu sản phẩm giáo dục khác nhau.
Ngoài ra còn có những quan điểm tác động làm cản trở đến công tác phát triển đội ngũ CB nữ:
41
khinh nữ vẫn còn in sâu trong tiềm thức của đội ngũ cán bộ, sự thiếu tin tưởng vào phụ nữ phần nào ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử
dụng cán bộ nữ. Người ta cho rằng “ phụ nữ thường đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động như sinh đẻ, nuôi dạy con cái, chăm sóc các thành viên gia đinh, nội trợ. Trong hoạt động chính trị - xã hội, phụ nữ chủ yếu tham gia các hoạt động chung với tư cách là người thực hiện quyết định”.
+ Sự khác biệt về vai trò sinh học và vai trò giới giữa nam và nữ: CB nữ vừa
tham gia các hoạt động xã hội vừa đảm đương công việc gia đình khi người phụ nữ có gia đình phần lớn phải quán xuyến việc nhà đồng thời với thiên chức làm vợ, làm mẹ (mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ…) trong khi quỹ thời gian của phụ nữ cũng giống nam giới, sức khỏe lại hạn chế hơn. Do vậy, phụ nữ ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia hoạt động xã hội so với nam giới.
1.6.1.3. Các chính sách đối với đội ngũ nữ CBQL
+ Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước về công tác cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ: Cụ thể điểm 4, Điều 11 Luật Bình đẳng giới ghi “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.
Trong khi đó, điều 145 của Luật Lao động quy định nguời lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (nữ nghỉ hưu trước nam 5 năm). Dẫn đến theo các quy định, hướng dẫn về độ tuổi tham gia cấp ủy hay bổ nhiệm .… nói chung đều quy định phụ nữ sớm hơn nam giới 5 năm. Nguyên nhân trên cho thấy người phụ nữ trưởng thành chậm hơn nhưng lại phải nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm trong khi quy định nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
+ Tiền lương là thu nhập chính của người giáo viên, nó tác động trực tiếp tới người giáo viên. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động, muốn cho công tác quản trị nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.