Nguyên nhâncủa những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 73)

Bên cạnh những ưu điểm, công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT còn một số mặt hạn chế từ những yếu tố khách quan, chủ quan sau đây:

76

- Với truyền thống văn hóa Á Đông, phụ nữ Việt Nam đang còn chịu nhiều áp lực bởi khuôn mẫu, vai trò giới truyền thống, phụ nữ được trông đợi như một nhân lực chính để duy trì gia đình và chăm sóc con cái hơn là tham gia các hoạt động xã hội. Chính điều này đã phần nào hạn chế sự tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực và tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Mặc dù đội ngũ nữ CBQL trường THPT đã tăng cả về chất lượng và số lượng nhưng còn thấp hơn nhiều so với nam giới, chưa tương xứng với lực lượng và tiềm năng hiện có của CB-GV nữ bậc THPT.

- Định kiến giới vẫn còn tồn tại ở trong gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, nhà trường… Cấp uỷ, BGH một số trường nhận thức chưa đầy đủ quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Còn biểu hiện hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, ngại tuyển dụng nữ.

- Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có tính chiến lược lâu dài và thiếu tính đột phá. Một số CBQL cấp Sở và nhà trường còn biểu hiện quá cầu toàn, thiếu khách quan, chưa công bằng, khắt khe khi đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nữ.

- Các chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ, đặc biệt đối với nữ CBQL cũng như chính sách đặc thù đối với nữ CBQL công tác ở các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh Vĩnh Phúc, cán bộ nữ đi học có con nhỏ... chưa được xây dựng, thực hiện một cách đồng bộ dẫn tới thiếu hành lang pháp lý và chính sách nhằm khuyến khích, ủng hộ phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị.

- Một bộ phận cán bộ nữ còn biểu hiện tự ti, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, cá biệt còn hiện tượng phụ nữ níu kéo nhau, không muốn người khác hơn mình. Mặt khác, với thiên chức làm mẹ, làm vợ, một số chị em chưa được sự chia sẻ, cảm thông, động viên, ủng hộ của gia đình và người chồng khi tham gia công tác.

- Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới quốc gia đã khẳng định Nhà nước tạo điều kiện để phụ nữ phát huy được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên một số chính sách đã ban hành, nhưng đến nay thì không còn phù hợp – khi đất nước ta chuyển sang vận hành theo nền kinh tế thị trường – như: chính sách nghỉ thai sản, con ốm mẹ được nghỉ…(chính sách đó mang tính bảo vệ phụ nữ, coi phụ nữ là phái yếu) đang là rào

77

cản cho sự phát triển của cán bộ nữ và nó đã đẩy xa khoảng cách giới trong việc nắm bắt thông tin, tri thức của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 73)