Thực trạng xây dựng quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 60)

Công tác quy hoạch nữ CBQL trường THPT hiện nay luôn được xem là vấn đề quan trọng, được các cấp lãnh đạo chính quyền và ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo thực hiện. Để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL trường THPT, chúng tôi đưa ra các nội dung trong bảng dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL các trường THPT

TT

Ý kiến đánh giá về thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường

THPT

Số lượng người cho điểm

theo tiêu chí Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch CB nữ và sự đóng góp không thể thiếu của CB nữ trong quá trình phát triển với việc nâng tỷ lệ nữ CBQL hiện nay trong các nhà trường.

5 15 41 28 7 3.18

2

Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nữ CBQL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

9 21 30 32 4 3.01

3

Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL và các tiêu chuẩn giáo viên nữ trong diện quy hoạch nữ CBQL trường THPT

19 30 24 18 5 2.48

4

Lựa chọn các biện pháp thực hiện lồng ghép giới trong quy hoạch một cách phù hợp

15 20 32 22 7 2.85

63 chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của CB, GV nữ

6 Điểm bình quân 2.85

Theo số liệu bảng 2.10, ta thấy thực trạng xây dựng quy hoạch đội ngũ nữ CBQL trường THPT còn nhiều bất cập, các nội dung được đưa ra khảo sát chủ yếu được thực hiện ở mức Bình thường (điểm từ 2.70 – 3.18; TB 2.85), không có tiêu chí nào đạt kết quả khá, 3/5 tiêu chí có điểm dưới 3 (dưới mức TB). Qua đó cho thấy:

+ Nhận thức của các cấp quản lý về vai trò, vị trí của đội ngũ nữ CBQL trường THPT còn hạn chế. Việc xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nữ CBQL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 chưa cụ thể còn chung chung, chưa có chỉ tiêu cụ thể như trong Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 đã xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng đối với việc xây dựng quy hoạch CB nữ trong quy hoạch tổng thể của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương và đặt ra chỉ tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia trong các tổ chức chính trị.

+Đặc biệt tiêu chí “Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL và các tiêu chuẩn giáo viên nữ trong diện quy hoạch nữ CBQL trường THPT” chỉ có 2,48 điểm (51% cho điểm yếu kém). Điều này thể hiện công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ và tiêu chuẩn cho nữ CB cùng với việc thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong quy hoạch CB nữ còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập; những chính sách cụ thể nhằm xoá bỏ khoảng cách giới trong đội ngũ CBQL cũng chưa rõ ràng, cụ thể;

+ Quy hoạch chưa tạo được động lực thúc đẩy và chưa tạo điều kiện cho cán bộ nữ đủ năng lực và phẩm chất tham gia các cấp quản lý ngay từ khi còn trẻ (chưa có chỉ tiêu cụ thể dành cho cán bộ nữ trong việc tuyển dụng, đề bạt, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng)... Nhìn chung công tác quy hoạch chưa thật sự phát huy vai trò chủ động trong việc tạo nguồn nhân lực nữ CBQL trường THPT.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)