Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 39)

42

trong đó nữ nhà giáo và lao động là 13.975 người, chiếm 79,8%. Trong đó, bậc THPT, tỷ lệ nữ chiếm 71,1%, nhưng số lượng nữ làm CBQL chiếm tỷ lệ rất thấp (38/1773 = 2,14% tổng số GV nữ bậc THPT; 38/131=29% tổng số CBQL bậc THPT), có nhiều trường THPT chưa có nữ CBQL.

+ Trong quá trình thực thi công việc, một số nữ CBQL còn ngại thay đổi, tư tưởng yên vị, thoả mãn thành tích, không chịu tham gia học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Một số nữ CBQL khó thay đổi quan điểm, thói quen quản lý, lo lắng việc đổi mới, ngại cải tiến… Do đó, việc đổi mới phương pháp quản lý gặp không ít khó khăn; Thói quen thụ động cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý.

+ Tâm lý tự ti, mặc cảm, đức tính hy sinh, nhường nhịn thậm chí cam chịu, an phận… cũng là trở ngại lớn đối với nguồn nhân lực cán bộ nữ.

+ Sự thiếu nhận thức về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong các nhà trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ. Bên cạnh đó, còn có quan niệm cho rằng những đặc điểm như tuân thủ, tình cảm, tế nhị, kiềm chế ở phụ nữ là không phù hợp để làm lãnh đạo, quản lý.

43

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ nữ CBQLGD có vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành giáo dục (ngành mà tỷ lệ lao động trên 70% là nữ), họ là những người tri thức, người mẹ, người vợ…có vai trò to lớn trong lĩnh vực giáo dục. Do vậy phải có biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQLGD để đáp ứng yêu cầu của ngành và của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc tìm ra các biện pháp nhằm phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới đang là nhiệm vụ cấp bách cũng như lâu dài của ngành GD&ĐT.

Phát triển nguồn nhân lực nữ CBQL trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới là việc nâng cao chất lượng cho từng nữ CBQL, đồng thời phát triển đội ngũ này về các mặt: đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Để có những giải pháp phát triển đồng thời về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nữ CBQL theo quan điểm bình đẳng giới, đòi hỏi phải giải quyết những nội dung về công tác nhận thức, quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng , đánh giá, xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ nữ, theo quan điểm tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển năng lực của phụ nữ, phù hợp với đặc điểm giới tính và đặc trưng nghề nghiệp.

Tất cả những vấn đề lý luận cơ bản của việc phát triển Đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm Bình đẳng giới đã được trình bày ở trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển Đội ngũ nữ CBQL trường THPT. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp tối ưu nhất để phát triển Đội ngũ nữ CBQLGD theo quan điểm Bình đẳng giới nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.

44 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC

THEO QUAN ĐIỂM BÌNH ĐẲNG GIỚI 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Năm 1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Từ 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.371km2, dân số gần 1.3 triệu người.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển KTXH với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng rất thuận lợi cho việc giao

lưu hàng hoá và thu hút đầu tư để phát triển KTXH. Trong những năm qua, nhờ có định hướng phát triển đúng đắn và các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp xếp thứ 7 cả nước. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Về văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những đặc điểm KT-XH của tỉnh đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Sự tăng trưởng về kinh tế, cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển GD&ĐT, y tế, văn hóa, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội. Giáo dục Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu:

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. 2.1.2. Tiến trình phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Sau 17 năm tái lập tỉnh, giáo dục Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt : Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh; qui mô giáo dục được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, tỷ lệ lớp học được kiên cố hoá cao; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ chuyện môn nghiệp vụ được nâng cao.

45

2.1.2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp

+ Toàn tỉnh có 181 trường MN (172 trường công lập, 9 trường MN tư thục), Trong đó: Nhà trẻ: có 1630 nhóm trẻ, 29.245 cháu ra nhóm trẻ; Mẫu giáo: có 1.978 lớp với 57.968 cháu.

+ Tiểu học: có 174 trường với 3041 lớp, 87763 học sinh (bình quân 29hs/lớp).

+ THCS: 147 trường , 1796 lớp với 54.334 học sinh (bình quân 30,25 hs/lớp).

+ THPT có 39 trường ( trong đó có: 01 trường THPT chuyên, 02 trường Dân tộc nội trú, 01 trường tư thục) với 841 lớp, 30743 học sinh (36.56 hs/lớp).

+ GDTX: Toàn tỉnh có 17 đơn vị tổ chức dạy BT THPT với quy mô 177 lớp với 5634 học viên. Bình quân 32hv/ lớp; trong đó có học nghề là 5338 học viên chiếm tỷ lệ trên 95%.

+ Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 14 trường chuyên nghiệp (3 trường ĐH; 4 trường CĐ; 7 trường TCCN); với 8026 học sinh, học sinh có hộ khẩu Vĩnh Phúc là 3.792 chiếm tỷ lệ 47%.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, HS từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 của GDMN và GDPT

Trường, lớp, học sinh Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 1.Số trường học 531 537 541 Mầm non 172 177 181 TH 174 174 174 THCS 146 147 147 THPT 38 39 39 2. Số lớp 8.628 8.705 9.006

Mầm non (Số lớp mẫu giáo

và nhóm trẻ) 3.062 3.135 3.308

Tiểu học 2.903 2.915 3.041

THCS 1812 1.808 1.816

46 3. Số học sinh 248.57 251.159 252.053 Mầm non 79.865 81.940 83.213 Tiểu học 77.959 81.897 83.763 THCS 55.518 54.373 54.334 THPT 35.228 32.949 30.743 (Nguồn: Phòng KHTC-Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tháng 5/2014)

* Đánh giá về quy mô, mạng lưới, trường lớp của GDMN, GDPT tỉnh Vĩnh Phúc:

Quy mô mạng lưới trường, lớp các ngành học, cấp học duy trì ổn định, vững chắc, số lượng hs mầm non, Tiểu học tăng dần hàng năm, số hs THCS, THPT giảm dần, công tác phổ cập thực hiện tốt. Đặc biệt, số học sinh THPT giảm nhiều trong 3 năm điều đó thể hiện công tác phân luồng sau THCS ngày một tốt hơn. CSVS trường học được quan tâm xây dựng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, từng bước đáp ứng cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

a) Chất lượng giáo dục đại trà * Giáo dục mầm non:

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân giảm còn 5,8 % (giảm 0,2% so với năm học 2012-2013); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 7,1 % (giảm 0,2% với năm 2012-2013).

*Giáo dục phổ thông:

+ Giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ổn định ở mức cao: 100% HS được xếp loại thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm; 99,1% được xếp loại từ TB trở lên bộ môn Tiếng Việt; 99% được xếp loại TB trở lên về môn Toán.

+ Giáo dục THCS: Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 96,95% tăng 0,27% so với 2 năm trước; tỷ lệ xêp loại yếu kém giảm 0,02%. Tỷ lệ xếp loại học lực khá giỏi đạt 55,7% tăng 0,03% so với năm học 2011-2012; xếp loại yếu kém giảm 0,08%.

+ Giáo dục THPT: Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 92,53% tăng 0,75% so với 2 năm trước; tỷ lệ xêp loại yếu kém giảm 0,36%. Tỷ lệ xếp loại học lực khá giỏi đạt 57% tăng 6,67% so với năm học 2011-2012; xếp loại yếu kém giảm 1,75%.

47

lệ THCS tốt nghiệp đạt khoảng 99.5-99.8%; Tỷ lệ TNTHPT đạt khoảng 98-99%. b) Chất lượng giáo dục mũi nhọn

Bảng 2.2. HS đạt giải cấp cấp tỉnh, cấp quốc gia của Vĩnh Phúc từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 Năm học Tiểu học THCS THPT

Tỉnh Đạt giải Quốc gia Dự thi Quốc tế, khu vực TS Nhất Nhì Ba KK Vàng Bạc Đồng KK BK 2011 -2012 1023 868 3566 49 4 14 21 10 1 1

2012 - 2013 1127 896 3842 62 1 12 25 24 1 1

2013 -2014 1164 976 3969 67 3 14 18 22 1

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tháng 5/2014)

Đánh giá chung: Chất lượng giáo dục mũi nhọn tương đối ổn định và có chiều

hướng tăng, HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia tăng về cả số lượng và chất lượng giải (đặc biệt số lượng và chất lượng HS giỏi quốc gia) qua từng năm song chưa bền vững, chưa có sự đồng đều giữa các ngành học, cấp học. Chất lượng thi Đại học luôn ổn định và đứng ở thứ hạng cao: Năm học 2011-2012 xếp thứ 2, năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014 đều xếp thứ nhất trong cả nước.

2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ CBQL, GV Mần non, Phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 - 2014 Ngành, cấp học Tổng số CB, GV Nữ

Cán bộ quản lý Giáo viên

Tổng số Nữ Trình độ (%) Tổng số Nữ Trình độ(%) Tỷ lệ gv/lớp Đạt chuẩn trở lên Trên chuẩn Đạt chuẩn trở lên Trên chuẩn MN 4.261 4.176 503 503 100% 73% 3.758 3.673 98% 77% 1,70 TH 4.763 3.830 422 315 100% 95% 4.341 3.515 100% 89% 1,44 THCS 4.548 3.274 304 112 100% 65% 4.244 3.172 100% 68% 2.19 THPT 2.494 1.773 131 38 100% 33% 2.364 1.744 100% 26% 2,36 Cộng 16.067 13.053 1.360 968 100% 66.5% 14.707 12.104 99.5% 65% 1.93 (Nguồn: Phòng TCCB, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tháng 5/2014)

48

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy Số lượng nữ CBQL, GV nữ

chiếm tỷ lệ rất cao: 13.053/16.067 chiếm 82.2%; nữ CBQL 968/1.360 người chiếm 71%. Đặc biệt ở bậc học Mầm non và Tiểu học số giáo viên nữ chiếm đa số. Đây là hai bậc học quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách con người. Hai bậc học này có đội ngũ nữ đông đảo, điều đó rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nhỏ tuổi và phù hợp với phụ nữ với tư cách vừa là cô giáo vừa là người mẹ hiền.

Tỷ lệ giáo viên nữ ở bậc THCS và THPT cũng khá cao (THCS 72%, THPT 71.1%) nhưng tỷ lệ nữ CBQL ở bậc THPT còn thấp 38/131 chiếm 29% tổng số CBQL, chiếm 2,1% tổng số GV nữ bậc THPT, điều này thể hiện tình trạng không tương xứng giữa lực lượng quản lý trong ngành, chưa đáp ứng mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

Đánh giá chung

+ Ưu điểm: Quy mô, mạng lưới tăng, cơ sở vật chất tương đối ổn định; Chất

lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn có chiều hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt kết quả thi Đại học trong những năm gần đây luôn dẫn đầu cả nước; Chất lượng giáo viên, CBQL ngày một tốt hơn, toàn ngành có 99,5% CBQL, GV có trình độ đạt chuẩn, 65% đạt trên chuẩn. Riêng bậc THPT, tỷ lệ trên chuẩn là 26%.

+ Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngành giáo dục Vĩnh

Phúc còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập được đánh giá trong báo cáo kết quả 15 năm thực hiện NQ TW 5 khóa VIII về Giáo dục và Đào tạo ngày 4/9/2013 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, đó là:

- Quy hoạch mạng lưới trường học ở các cấp học chưa thật phù hợp, đầu tư chưa đồng đều, chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non chưa được quan tâm đúng mức, qui mô đầu tư chưa hợp lí; Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn hạn chế, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới; Công tác bồi dưỡng nhà giáo và CBQL chưa đi vào chiều sâu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, hiệu quả chưa cao; Cơ cấu đội ngũ có biểu hiện mất cân đối giữa thành thị, nông thôn, miền núi; chưa chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, dẫn đến HS còn thiếu hụt những kỹ năng cơ bản.

- Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn chưa cao.

49

quản lý nhà trường cho ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc nói chung và đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng. Cần tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của đội ngũ CBQL các trường THPT về tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2.2. Thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ nữ CBQL các trường THPT

Bảng 2.4. Tình hình số lượng đội ngũ CBQL, GV, CNV trường THPT hiện nay

TT Tên đơn vị Tổng số CBQL, GV CBQL Tổng Nữ Tổng Nữ 1 THPT Chuyên VP 102 68 5 1 2 THPT Trần Phú 88 70 4 2 3 THPT Vĩnh Yên 64 54 3 2 4 THPT Nguyễn Thái Học 58 46 3 2 5 THPT Tam Đảo 75 51 3 1 6 THPT Tam Đảo 2 57 36 3 0 7 THPT Tam Dương 76 58 3 1 8 THPTTam Dương 2 55 45 3 0 9 THPT Trần Hưng Đạo 49 33 3 1 10 THPT Bình Xuyên 98 78 4 2 11 THPT Quang Hà 73 49 3 0 12 THPT Nguyễn Duy Thì 38 29 3 1 13 THPT Võ Thị Sáu 61 45 3 0 14 THPT Xuân Hoà 72 48 3 0 15 THPT Bến Tre 68 53 3 1 16 THPT Phúc Yên 45 41 3 2 17 THPT Yên Lạc 84 56 4 0 18 THPT Yên Lạc 2 71 44 4 1 19 THPT Đồng Đậu 73 55 3 0 20 THPT Phạm Công Bình 78 54 3 1

50

21 THPT Lê Xoay 88 65 4 1

22 THPT Nguyễn Viết Xuân 82 60 4 1

23 THPT Đội Cấn 82 56 4 1 24 THPT Vĩnh Tường 67 52 4 2 25 THPT Hồ Xuân Hương 50 41 3 1 26 THPT Nguyễn Thị Giang 52 38 3 1 27 THPT Ngô Gia Tự 87 54 4 1 28 THPT Liễn Sơn 63 34 4 2 29 THPT Trần Nguyên Hãn 57 41 3 0 30 THPT Văn Quán 38 27 3 1 31 THPT Thái Hoà 33 23 3 0 32 THPT Triệu Thái 69 50 4 0 33 THPT Sáng Sơn 62 37 3 2 34 THPT Bình Sơn 86 46 4 1 35 THPT Hai Bà Trưng 62 45 3 1 36 THPT Liên Bảo 31 16 3 1 37 PT DTNT tỉnh 58 45 4 2 38 THPT Sông Lô 24 18 3 1 39 PT DTNT Phúc Yên 18 12 2 0 Tổng số 2494 1773 131 38 (Nguồn: Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tháng 5/2014)

Nhận xét: Qua bảng thống kê cho thấy hiện tại:

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)