Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản lý nhà trường của

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 53)

Để đánh giá được chất lượng đội ngũ nữ CBQL trường THPT, chúng tôi đã nghiên cứu các quy định về tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị; quy chế đánh giá, bổ nhiệm cán bộ; các quy định về chuẩn Hiệu trưởng theo thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ

56

GD&ĐT. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 131 CBQL trường THPT và 10 lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đánh giá theo 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí, so sánh điểm từng tiêu chí của nam CBQL và nữ CBQL.

Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện dựa trên mức độ đạt của tiêu chí và xem xét các minh chứng liên quan. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Kết quả được cho ở bảng sau đây:

Bảng 2.8. Tổng hợp điểm trung bình cộng kết quả phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT

Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm tiêu chí

Điểm tiêu chuẩn Nam Nữ Nam Nữ Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp . 1. Phẩm chất chính trị 9,8 9,8 46,35 47,1 2. Đạo đức nghề nghiệp 9,3 9,8 3. Lối sống 9,5 9,8 4. Tác phong 9,0 8,5 5. Giao tiếp, ứng xử 8,93 9,2 Tiêu chuẩn 2 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

6. Hiểu biết chương trình GDPT 9,3 9,0

44,58 42,08 7. Trình độ chuyên môn 9,6 9,5 8. Nghiệp vụ sư phạm 9,58 9,3 9. Tự học và sáng tạo 8,6 7,5 10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT 7,5 6,78 Tiêu chuẩn 3 Năng lực quản lý nhà trường 11. Phân tích và dự báo 8,12 7,89 112,12 108,62 12. Tầm nhìn chiến lược 9,2 8,65

13. Thiết kế và định hướng triển

khai 8,8 8,5

14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi

mới 8,44 7,65

15. Lập kế hoạch hoạt động 9,1 8.54

16. Tổ chức bộ máy và phát triển

57

17. Quản lý hoạt động dạy học 8,39 7,86

18. Quản lý tài chính và tài sản

nhà trường 8,44 8,35

19. Phát triển môi trường giáo

dục 8,66 8.5

20. Quản lý hành chính 9,0 9.0

21. Quản lý công tác thi đua,

khen thưởng 8,8 9.0

22. Xây dựng hệ thống thông tin 8,34 7.86

23. Kiểm tra đánh giá 8,59 8.32

Điểm trung bình 8,84 8.59

Tổng điểm 203,23 197,8

(Nguồn: Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT và dựa vào số điểm của từng tiêu chí theo bảng thống kê trên, chúng tôi có những nhận xét như sau:

- Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp:

Điểm tiêu chuẩn Phẩm chất chính trị của nam CBQL 46,53 và nữ CBQL là 47,1. Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc đều là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt. Xét về đạo đức nghề nghiệp và giao tiếp ứng xử thì đội ngũ nữ CBQL tỏ ra ưu điểm hơn nam CBQL.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Điểm tiêu chuẩn Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nam CBQL là 44,58 và nữ CBQL là 42,08. Có thể khẳng định đội ngũ nữ CBQL có năng lực chuyên môn tương đối tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên một số tiêu chí như “Tự học và sáng tạo”, “Năng lực ngoại ngữ và CNTT” còn nhiều hạn chế so với nam CBQL. Mặt khác tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn này đều có điểm thấp hơn so với nam CBQL. Điều này chứng tỏ rằng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ nữ CBQL hạn chế hơn nam CBQL, việc học tập bồi dưỡng tinh thần tự giác tích cực chưa cao, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ còn nhiều lúng túng. Do đó cần phải nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ nữ CBQL.

58

- Về năng lực quản lý nhà trường (Đây là năng lực chủ yếu của mỗi CBQL trong quá trình lãnh đạo và quản lý nhà trường)

Tổng điểm của nữ CBQL ở tiêu chuẩn này là 108,62 điểm (TB mỗi tiêu chí là 8.36 điểm, có 4/13 tiêu chí dưới điểm 8), điểm của nam CBQL là 112,12 điểm (không có tiêu chí nào dưới điểm 8). Như vậy, đội ngũ nữ CBQL về cơ bản có năng

lực quản lý nhà trường, các tiêu chí như “Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ”, “Quản lý công tác thi đua, khen thưởng” vượt trội so với nam , nhưng ở một số tiêu chí như “phân tích và dự báo”, “quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới”, “xây dựng hệ thống thông tin” còn hạn chế rất nhiều so với nam CBQL.

Bảng 2.9. Xếp loại hiêụ trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT được đánh giá bởi cơ quan quản lý và CBQL các trường THPT

Tổng số người tham gia đánh giá: 141người

CBQL

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 15 16,1 76 81.7 02 2.2 0 Nữ 5 13,16 31 81,58 02 5,26 0 (Nguồn: Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

* Đánh giá chung về thực trạng ĐN nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay:

+ Ưu điểm

- Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, cùng với sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT, đội ngũ nữ CBQL trường THPT đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009 số nữ CBQL là 25 người, đến năm 2014 tăng lên 38 người.

- Phần lớn nữ CBQL của ngành có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, được đào tạo cơ bản và có trình độ chuyên môn khá tốt (nữ CBQL có trình độ trên chuẩn 55,3%).

- Đa số các chị em có kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo tốt các hoạt động quản lý trong nhà trường, có uy tín trong tập thể GV và HS, hướng tới sự tạo dựng một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và đồng thuận được quần chúng tín nhiệm, được nhân dân địa phương quý mến.

59

- Đội ngũ nữ CBQL đa số gương mẫu, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề; mềm mỏng, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện phong cách lãnh đạo tương tác, đó là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Hạn chế

- Chưa đảm bảo đủ về số lượng nữ CBQL cho các trường, hiện tượng mất cân bằng giới tính trong đội ngũ CBQL vẫn xảy ra (còn 11 trường chưa có CBQL là nữ)

- Trình độ kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục THPT ở hầu hết nữ CBQL còn hạn chế. Trình độ QLGD chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD ngắn hạn. Trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Số nữ CBQL mới được bổ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm, còn nhiều lúng túng trong công tác quản lý. Một bộ phận không nhỏ nữ CBQL có thâm niên công tác khá dài nhưng lại quá lệ thuộc vào kinh nghiệm, quản lý theo thói quen, thiếu tính sáng tạo, thiếu đổi mới, chưa có tư duy chiến lược tốt, chưa biết kết hợp nhiệm vụ trước mắt với lâu dài, giải quyết công việc theo tình thế;

- Một số nữ CBQL còn làm việc theo thói quen trông chờ ỷ lại, thiếu nhạy bén, không thích ứng kịp thời trước những yêu cầu đổi mới QLGD. Một số CBQL thiếu tính quyết đoán, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những công việc mang tính cấp thiết, quan trọng.

- Sự kiên nhẫn lắng nghe, khiêm nhường, tính mềm dẻo trong quản lý chưa được vận dụng một cách linh hoạt hiệu quả;

- Một bộ phận nữ CBQL chưa có khả năng kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt, chưa tạo ra sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường; Chưa chú ý đến việc huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường.

+ Thuận lợi:

- UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước giai đoạn đến năm 2020 trong đó nhấn mạnh việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các bộ máy lãnh đạo và ra quyết định ở các cơ quan, ban ngành.

60

quy hoạch đội ngũ nữ CBQL) đến năm 2020. Công tác bổ nhiệm nữ CBQL trong những năm gần đây đã được chú trọng. Số lượng nữ CBQL tăng lên, công tác bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy trình. Thường xuyên cử nữ CBQL và CB, GV trong diện quy hoạch đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, nhiều cán bộ, giáo viên được cử đi học cao học…

- Đa số các chị em CBQL nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, đồng nghiệp tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Thách thức, khó khăn đối với đội ngũ nữ CBQL:

Do cùng một lúc phải đảm đương nhiều công việc (gia đình, nhà trường, xã hội), vì vậy nữ CBQL gặp không ít những khó khăn:

- Khó khăn do đảm đương nhiều vai trò cùng một lúc: Các chị em vừa làm công tác chuyên môn bộn bề công việc, vừa tham gia quản lý, họp hành, công tác … song vẫn phải chu toàn việc gia đình, chu toàn vai trò làm vợ, làm mẹ. Điều này tạo áp lực không nhỏ đối với chị em, đồng thời cơ hội được tiếp cận những thông tin mới - vốn rất cần đối với người quản lý - cũng bị thu hẹp đi nhiều.

- Khó khăn về quỹ thời gian: Phải sắp xếp hợp lý, khoa học các công việc nên quỹ thời gian của nữ CBQL và điều kiện dành cho giao lưu cũng hạn chế hơn nhiều so với nam giới.

- Người phụ nữ làm quản lý nếu không giải quyết tốt các vai trò mà xã hội mong đợi thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn: công việc không hoàn thành tốt, gia đình không chu toàn, những định kiến về vai trò giới, sự phân biệt nam nữ…Tất cả những điều sẽ tạo áp lực rất lớn đối với chị em.

- Bên cạnh đó còn có khó khăn, rào cản từ phía gia đình. Nếu chồng con không ủng hộ, giúp đỡ, là chỗ dựa tin cậy thì chị em CBQL khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Đó là một số khó khăn, đồng thời là những thách thức không hề nhỏ đòi hỏi chị em CBQL phải nỗ lực vượt qua, khẳng định vị trí, vai trò của giới mình.

+Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, việc xây dựng phát triển và thực hiện quy hoạch cán bộ chưa đồng bộ, chưa quan tâm đúng mức kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL kế cận.

Thứ hai, chế độ chính sách hỗ trợ dành cho nữ CBQL trong việc học tập nâng cao trình độ cũng như những chế độ khuyến khích dành cho nữ CBQL giỏi, và

61

trong công tác thi đua chưa có sự ưu tiên gì hơn so với nam giới.

Thứ ba, một số nữ CBQL chưa chủ động cố gắng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu mới. Hầu như bằng lòng với hiện tại, dẫn đến hạn chế về tầm nhìn, thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý.

Như vậy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là: Làm thế nào để xây dựng được đội ngũ nữ CBQL của ngành nói chung và nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đạt yêu cầu về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, yêu nghề và thích ứng cao với thực tế, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT hiện nay, góp phần vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT của tỉnh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)