Thực trạng đánh giá đội ngũ nữCBQL

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 64)

67

Công tác đánh giá đội ngũ nữ CBQL có ảnh hưởng nhiều đến công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trong các trường THPT.

Từ năm học 2010 – 2011 đến nay, các nhà trường thực hiện đánh giá CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng THPT (Áp dụng cho cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) tại Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT.

Để tìm hiểu thực trạng Công tác đánh giá đối với đội ngũ nữ CBQL trường THPT, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nội dung trong bảng sau:

Bảng 2.13. Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ nữ CBQL

TT

Ý kiến đánh giá về thực trạng công tác đánh giá đội ngu nữ CBQL

Số lượng người cho điểm

theo tiêu chí Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Có chủ trương, kế hoạch đối với công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ

nữ CBQL. 0 11 30 34 21 3.68

2

Thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình thẩm định việc hoàn thành chất lượng công việc đối với

cán bộ nữ. 15 35 30 12 4 2.53

3

Thực hiện đánh giá đúng, khách quan, công bằng kết quả công việc của cán bộ nữ và khuyến khích khen thưởng kịp thời cán bộ nữ có

thành tích 0 29 42 21 4 3.0

4

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực sự thúc đẩy được nữ

CBQL các trường THPT 11 28 34 15 8 2.8

5

Quan tâm đến công tác khắc phục, điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra,

đánh giá đội ngũ nữ CBQL 15 25 24 27 5 2.81

68

Dựa và kết quả trong bảng ta thấy: Các cấp quản lý đã có chủ trương, kế hoạch đối với công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ nữ CBQL, nhưng việc đánh giá đội ngũ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: chưa thực hiện lồng ghép giới trong quá trình đánh giá; nhận thức của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp còn nhìn nhận cán bộ nữ một cách hẹp hòi, khắt khe, ít công nhận những thành tích và cố gắng của họ, cùng với thái độ phân biệt về giới trong đánh giá, đã dẫn đến kết quả đánh giá cán bộ nữ thiếu khách quan, công bằng, việc đánh giá còn chung chung, thiếu cụ thể (chưa có tiêu chuẩn rõ ràng dành riêng cho đội ngũ nữ CBQL) đang là tiền đề tạo ra sự cào bằng, bình quân chủ nghĩa trong các nhà trường. Đồng thời, với cách đánh giá đó không thúc đẩy được đội ngũ nữ CBQL phát huy năng lực, sở trường vốn có mà còn làm thui chột đi động lực phấn đấu họ. Tình trạng khá phổ biến trong một số trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Mặt khác các cấp quản lý cũng chưa quan tâm nhiều đến công tác khắc phục, điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ nữ CBQL để giúp họ nhận ra những ưu điểm, hạn chế và tự khắc phục.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 64)