Đánh giá thực trạng tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ nữ trong các trường THPT được thể hiện qua các nội dung trong bảng dưới đây:
Bảng 2.11. Thực trạng tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm CB nữ trường THPT
64
tác tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm theo tiêu chí TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Xây dựng được yêu cầu đối với nữ CBQL nhằm phát huy hết khả năng vốn có và thế mạnh của đội ngũ nữ CBQL
10 34 30 12 10 2.77
2
Thực hiện công tác tạo nguồn CBQL nữ (như đề ra chỉ tiêu, xem xét đối tượng riêng cho cán bộ nữ hàng năm) trong công tác tạo nguồn CBQL của nhà trường.
19 20 30 16 11 2.79
3
Nhận thức đúng, không thiên lệch về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ nữ và thực hiện công tác bổ nhiệm trên cơ sở có chỉ tiêu riêng cho CB nữ.
10 20 30 20 16 3.16
4
Thực hiện việc bổ nhiệm, luân chuyển phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường có xem xét đến nguyện vọng và hoàn cảnh của từng nữ CBQL.
15 23 35 17 6 2.75
5
Việc tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngữ CB nữ đã thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ nữ CBQL
20 25 24 15 12 2.73
6 Điểm bình quân 2,84
Kết quả trên cho thấy công tác tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, 4/5 tiêu chí có điểm dưới mức trung bình, điều này chứng tỏ:
Mặc dù các cấp quản lý cũng đã có những nhận thức đúng, không thiên lệch về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ nữ nhưng việc xây dựng được những yêu cầu đối với đội ngũ nữ CBQL nhằm phát huy khả năng vốn có và thế mạnh của phụ nữ cũng như việc đề ra chỉ tiêu riêng để tạo nguồn cho cán bộ nữ vẫn chưa
65
được quan tâm chú ý. Đặc biệt ở khâu bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ nữ vẫn còn nhiều vướng mắc: chưa xem xét đến nguyện vọng hoàn cảnh của từng nữ CBQL, do vậy chưa thực sự động viên khích lệ được đội ngũ nữ CBQL. Mặt khác, một bộ phận lãnh đạo các cấp chưa thực sự tin tưởng vào năng lực của phụ nữ, một phần khác là do các nhà trường chưa định ra chỉ tiêu riêng để tham mưu bổ nhiệm cán bộ, giáo viên nữ .