Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ vị trí lên vị ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 94)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2.Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ vị trí lên vị ngữ

Như trong (3.3.1.) đã trình bày, giới ngữ không gian tiếng Anh bao gộp hai loại: vị trí và chỉ hướng. Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày vai tró, cũng như tác động của các giới ngữ chỉ hướng hạn định/không hạn định trong việc xác lập thể của của một sự tình chuyển động. Và để có một sự miêu tả toàn diện hơn về giới ngữ không gian và vai trò của nó trong việc xác định thể sự tình, trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát vai trò của các giới ngữ vị trí. Giới ngữ loại này hành chức như những mốc định vị sự tình chuyển động, những

mốc định vị này có thể bao gộp trong chuyển động (in, on, under) hoặc chỉ có

vai trò tham chiếu của chuyển động (nằm ngoài chuyển động: near, above, in

front of…). Thật sự, các giới ngữ định vị không tác động đáng kể đến việc hình thành giá trị thể của sự tình như những giới ngữ chỉ hướng, do tính chất định vị nên những giới ngữ định vị thường kết hợp với những vị từ hoạt động hay một

vài vị từ biểu thị kết điểm của chuyển động như stop, và vì vậy đặt sự tình liên

quan dưới giác độ tĩnh (stativazation), mà sự tình tĩnh thì chỉ được xét dưới giác độ chưa hoàn thành. Chỉ có một vài giới ngữ tham gia vào việc hình thành giá trị thể như in, on hay under. Xét các ví dụ trong (100) dưới đây:

(100) a. Mary swam in the lake.

(Mary bơi trong hồ)

b. Mary was walking on the bridge when the earthquake happened.

(Trong khi Mary đang đi bộ trên cầu thì xảy ra động đất) c. A river boat passed under the bridge.

(Một con thuyền trôi qua cầu)

(Chiếc xe tắc xi dừng lại trước nhà tôi)

Các sự tình trong (100a-c) là những chuyển động với hướng không xác định. Các giới ngữ trong các ví dụ liên quan chỉ có vai trò định vị hay cung cấp một không gian cho chuyển động do vị từ biểu thị, mà không có vai trò hạn định chuyển động. Do vậy, các sự tình được miêu tả trong (100a-c) là những sự tình lũy tích, tức không hạn định, vì vậy, xét về giá trị thể, những sự tình này tương đồng với những sự tình chuyển động có hướng, không hạn định mà chúng tôi miêu tả ở ngay trên. Điều này có nghĩa là những sự tình này là những sự tình vô đích và như vậy, chỉ thích hợp với giác độ thể chưa hoàn thành hoặc với

những giá trị thể phái sinh của thể chưa hoàn thành như thể tái diễn. Còn sự

tình (100d) chỉ có tác dụng định vị đối tượng do chủ ngữ biểu thị trong tương quan với đối tượng tham chiếu (nhà tôi), và nó cũng được miêu tả dưới giác độ chưa hoàn thành như những sự tình động trong (100).

Như vậy, có thể nói rằng chỉ những giới ngữ chỉ hướng mới thật sự can thiệp vào việc hình thành giá trị thể của sự tình do vị từ chuyển động biểu thị, hay dựa trên quan điểm ngữ nghĩa, các giới ngữ chỉ hướng cung cấp thông tin về lộ

trình chuyển động được biểu thị bằng vai nghĩa con đường. Vai nghĩa này cũng

hành chức như một yếu tố định lượng sự tình như một danh ngữ hay vị ngữ [±

định lượng]. Thuộc tính [±hạn định] của con đường cũng tương đương với thuộc

tính [± định lượng] của danh ngữ, trên cơ sở này, người ta có thể xác định được tính hữu đích, một thuộc tính cốt lõi để xác định giá trị thể của sự tình.

3.4. Tiểu kết

Giá trị thể được xác định thông qua sự tương tác cú pháp- ngữ nghĩa giữa cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ và cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn. Sự tương tác giữa danh ngữ chủ ngữ với các vị ngữ điểm tính chuyển thái hoặc chuyển vị tác động đến cơ chế tạo thể: thuộc tính lũy tích (được đánh dấu bằng số phức) của danh ngữ chủ ngữ cho phép vị từ điểm tính xuất hiện ở hình thái tiếp diễn, đặt

sự tình liên quan ở góc độ tái diễn hay miêu tả phân đoạn trước sự tình. Thuộc tính số phức triệt tiêu khả năng kết hợp của tham tố định lượng do danh ngữ số

phức bổ ngữ biểu thị với hình thái tiếp diễn. Trạng ngữ in/for + time được xem

là một công cụ cú pháp- ngữ nghĩa để trắc nghiệm các thuộc tính ngữ nghĩa [±hữu

đích] của vị ngữ. Trạng ngữ at có thể kết hợp với cả sự tình hữu đích và vô đích vì nó chỉ đánh dấu khởi điểm của một quá trình trong khi till/until lại đánh dấu điểm ngừng của một quá trình vô đích. Ngoài ra còn có một số trạng ngữ khác như trạng ngữ đo lường hay trạng ngữ tái diễn cũng có tác động đến cấu trúc nội tại và giá trị thể của sự tình. Giới ngữ chỉ hướng hạn định/không hạn định tác động đến việc xác lập thể của một sự tình chuyển động thông qua vai nghĩa “con đường”. Cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn có thể dẫn đến sự xuất hiện của các ý nghĩa thể phái sinh. Nói tóm lại, cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn là tham số để xác định giá trị thể tiếng Anh.

KẾT LUẬN

Trong nội dung các chương đã trình bày, chúng tôi có thể rút ra những kết luận về lý thuyết cũng như thực hành một cách tổng quan như sau:

1. Không thể xem nhẹ cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn khi xác định thể vì cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn này gây ảnh hưởng đến giá trị thể của câu. Thuộc tính ngữ nghĩa của danh ngữ: định lượng và lũy tích đóng vai trò quan trọng trong vấn đề xác định giá trị thể tiếng Anh. Danh ngữ định lượng quy định giá trị thể của sự tình là hữu đích, ngược lại danh ngữ lũy tích quy định giá

trị thể của vị ngữ là vô đích. Trạng ngữ thời đoạn được giới thiệu bằng in + time

định giá trị thể hoàn thành, trong khi trạng ngữ for + time tương thích với vị ngữ vô đích vì nó không hạn định thời gian của sự tình nên quy định giá trị thể không hoàn thành. Giới ngữ nơi chốn có chỉ hướng và chỉ đích của hành động hạn định sự tình, quy định giá trị thể hoàn thành hữu đích, ngược lại giới ngữ nơi chốn không chỉ hướng của hành động nên không hạn định sự tình, quy định giá trị thể không hoàn thành, vô đích. Khi nghiên cứu về vấn đề giá trị thể, cần chú ý đến các thuộc tính ngữ nghĩa của các ngữ đoạn được nêu như trên.

2. Kết quả nghiên cứu giúp cho việc biên, phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng

Việt và ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Chẳng hạn, nếu muốn dịch câu John

ate apples, không thể dựa vào hình thái vị từ ate ở thì quá khứ đơn miêu tả sự tình

đã xảy ra trong quá khứ nên tương ứng với khái niệm hoàn thành mà dịch là John

đã ăn những quả táo, từ “đã” mang ý nghĩa hoàn thành trong tiếng Việt, tuy nhiên trong câu này, vì danh ngữ apples ở số nhiều mang thuộc tính lũy tích nên giá trị thể của câu này không ở hoàn thành, do đó chỉ có thể dịch là John ăn táo.

3. Từ gốc độ là giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy việc truyền đạt ý nghĩa thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại là vấn đề không đơn giản, vì thế khi giảng dạy cần vận dụng cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn trên vào việc học khái niệm thể và thì, có thể giúp người học ít nhiều phân biệt được hai

khái niệm dễ nhầm lẫn: thì- thể trong tiếng Anh. Chẳng hạn, với câu John was

walking to the park, xét về thì, câu này được chia ở thì quá khứ tiếp diễn, miêu tả sự tình xảy ra trong quá khứ chưa xác định được thời gian, trong khi xét về thể, câu này mang giá trị thể hữu đích kết hợp với thể tiếp diễn, miêu tả sự tình sắp đạt đến kết điểm hay đạt đến kết điểm trước kết điểm nội tại của nó.

4. Như đã trình bày ở phần mục đích, yêu cầu của luận văn, luận văn đã cố gắng phân tích các đặc điểm và thuộc tính ngữ nghĩa của ngữ đoạn và sự tương tác của các ngữ đoạn với vị ngữ. Luận văn thuộc lĩnh vực phân tích cấu trúc ngữ nghĩa-

cú pháp. Chúng tôi đã cố gắng tổng hợp các nguồn ngữ liệu, chọn lọc và rút ra những thuộc tính ngữ nghĩa nổi bật của các ngữ đoạn để phân tích và chứng minh.

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã cố gắng tìm ra được nhiều điều lý thú và bổ ích không chỉ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ mà còn phục vụ cho việc giảng dạy các thứ tiếng. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, tư liệu và kiến thức có hạn của học viên nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Với đề tài này, chúng tôi còn có thể có những hướng nghiên cứu mới xoay quanh vấn đề xác định giá trị thể tiếng Anh. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý, điều chỉnh, bổ sung để tiếp tục được nghiên cứu về đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thiện Giáp, 2005, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

2. Cao Xuân Hạo, 1998, Tiếng Việt- Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ

nghĩa, NXB Giáo dục, TP HCM.

3. Cao Xuân Hạo, 1998, Về ý nghĩa “Thì” và “Thể” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (5), 1- 32.

4. Cao Xuân Hạo, 1991, Tiếng Việt, sơ khảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Thanh, 2001, Phạm trù thời gian trong tiếng Việt, Luận án

tiễn sĩ ngữ văn.

6. Bùi Khánh Thế, 1984, Cách biểu hiện ý nghĩa thời- thể trong tiếng Chàm, Ngôn ngữ (2).

7. Nguyễn Hoàng Trung, 2006, Thể trong tiếng Việt (so sánh với tiếng

Pháp và Anh), Luận án tiến sĩ ngữ văn.

8. Nguyễn Hoàng Trung, 2002, So sánh thể hoàn thành trong tiếng Việt và

tiếng Pháp, Luận văn thạc sĩ.

9. Nguyễn Hoàng Trung, 2004, Cách diễn đạt thể hoàn thành trong tiếng

Việt và ứng dụng trong việc dạy tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học

“Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng”, 365- 385, NXB ĐH Quốc Gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Hoàng Trung, 2004, Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của

danh ngữ với vị ngữ trong việc xác định giá trị thể trong tiếng Việt, Tập

san Khoa học xã hội & Nhân văn (26), 72- 79, Trường Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP HCM.

TIẾNG ANH

11. Bach, Emmon: 1981, “On time, tense and aspect: An essay in English metaphysics”, in P. Cole (Ed.), Radical Pragmatics, New York, Academic Press %P 63-81, pp.

12. Bach, Emmon: 1986, “The algebra of events”, Linguistics and Philosophy, 9, 5-16.

13. Bennett, Michael: 1975, Some Extensions of a Montague Fragment of English, PhD. Dissertation, University of California at Los Angeles, Indiana University Linguistics Club.

14. Bennett, Michael, and Partee, Barbara: 1972, Toward the logic of tense and aspect in English: System Development Corporation, Santa Monica, California.

15. Borer, Hagit: 1998, “Handout: Licensing aspectual nodes”, Conference on Afro-Asiatic Languages, SOAS.

16. Carlson, Greg N.: 1977, “A unified analysis of the English bare plural”, Linguistics and Philosophy, 1, 413- 456.

17. Comrie, Bernald, 1985, Aspect. Cambridge, UK: Cambridge University

Press.

18. Comrie, Bernald, 1976, Aspect: An Introduction to the Study of Verbal Aspect and Related Problems (Cambridge Textbooks in Linguistics). Cambridge: Cambridge University Press.

19. Dahl, O.: 1981, “On the Definition of the Telic-Atelic (Bounded-Non-

bounded) Distinction”, in Tedeschi and Zaenen.

20. Davidson, Donald: 1967, “The logical form of action sentences”, in R. Nicholas (Ed.), The Logic of Decisionand Action Pittsburgh, Pittsburgh, Pittsburgh University Press, pp. 81-95.

21. Dowty, David: 1972, “Studies in the logic of verb aspect and time reference in English”, Doctoral Dissertation, University of Texas at Austin, pp.

22. Dowty, David: 1979, Word meaning and Montague grammar. The semantics of verbs and times in Generative Semantics and in Montague's PTQ, Dordrecht, Reidel.

23. Dowty, David: 1991, “Thematic proto-roles and argument selection”, Language, 67(3), 547-619.

24. Filip, Hana: 1997, Integrating telicity, aspect and NP semantics: the role of thematic structure', in J. Toman (Ed.), Approaches to Slavic Linguistics III , Ann Arbor, Mich, Slavic Publications, pp.

25. Hagit Borer, 2005b, The Normal Course of Events, Structuring sense, Volume II, Oxford: Oxford University Press.

26. Jackendoff, Ray: 1996, “The proper treatment of measuring out, telicity, and perhaps even quantification in English”, Natural Language and Linguistic Theory, 14, 305-354.

27. Kenny, Anthony: 1963, “Action, emotion and will” , London, Routledge and Kegan Paul.

28. Krifka, Manfred: 1992, “Thematic relations as links between nominal reference and temporal constitution”, in I. A. Sag & A. Szabolcsi (Eds.), Lexical Matters, Stanford, CSLI, pp. 29-53.

29. Krifka, Manfred: 1998, “The origins of telicity”, in S. Rothstein (Ed.), Events and grammar, Dordrecht, Kluwer, pp. 197-235.

30. Krifka, Manfred: 2001, The Mereological Approach to Aspectual Composition, Humboldt-Universität & ZAS Berlin.

31. Langacker, Ronald W.: 1987, “Nouns and verbs”, Language, 63(53-94). 32. Naumann, Ralf: 1995, Aspectual composition and dynamic logic.

Unpublished Habilitationsschrift, Hein-rich-Heine-Universität, Düsseldorf.

33. Platzack, Christer: 1979, The semantic interpretation of aspect and aktionsarten. A study of internal time reference in Swedish, Dordrecht, Foris.

34. Ramchard, Gilian: 1993, Aspect and argument structure in Scottish Gaelic. Unpublished Ph.D., Stanford University.

35. Sawin Thor: 1999, A semantic analysis of “up” in phrasal verbs in English.

36. Smith, Kenny: 2004, “Aspect and Aktionsart”, Lecture, Linguistics 2: Semantics.

37. Smith, Carlota, 1991, The parameter of aspect, Luwer Academic Publication.

38. Tenny, Carol: 1992, The aspectual interface hypothesis, in I. A. Sag & A. Szabolcsi (Eds.), Lexical Matters, Stanford, CSLI, pp. 1-27.

39. Vendler, Zeno: 1957, “Verbs and Times”, Philosophical Review, 66, 143-160.

40. Zeno Vendler (1967), Linguistics in Philosophy. Ithaca, NY: Cornell University Press.

41. Verkuyl, Henk: 1993, A Theory of aspectuality. The interaction between temporal and atemporal structure, Cambridge, Cambridge University Press.

42. Verkuyl, Henk: 1999, Aspectual issues. Studies on time and quantity, Stanford, Ca., CSLI.

43. Verkuyl, Henk J.: 1972, On the compositional nature of the aspects, Dordrecht, Reidel.

44. White, Michael: 1994, A computational approach to aspectual composition. Unpublished Ph.D. dissertation, University of Pennsylvania, Philadelphia.

45. Wierzbicka, Anna: 1968, “On the semantics of the verbal aspect in Polish”, To Honor Roman Jakobson.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 94)