Thuộc tính cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2.Thuộc tính cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn

1.4.2.1. Thuộc tính định lượng

Cũng giống như các tham tố danh lượng thì các ý nghĩa sự tình có thể có định lượng và giá trị thể thực chất là một thuộc tính liên quan đến sự có mặt hay không của thuộc tính định lượng đối với sự tình đó. Giá trị thể của sự tình có mối liên quan đến thuộc tính định lượng của các tham tố của nó hay là của cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn. Xem lại những câu trong (26) nếu trong câu (26a) miêu tả sự tình không đồng thời- hữu đích thì câu (26b-c) tham tố danh lượng xác định được thay thế bằng danh từ số nhiều hay danh từ không xác định làm cho ý nghĩa sự tình trở nên vô đích.

(26) a. John pushed the cart to the shop in ten minutes/*for ten minutes.

(John đã đẩy chiếc xe ngựa đến cửa hiệu mất 10 phút /?10 phút) b. John pushed the cart to shops in ten minutes/*for ten minutes.

(John đã đẩy chiếc xe ngựa đến những cửa hiệu mất 10 phút /?10 phút) c. John pushed carts to the shop in ten minutes/*for ten minutes.

Nhiều nhà ngôn ngữ (Verkuyl 1972, 1993; Krifka 1992, 1998 và Borer 2005b) đã giải thích về giá trị thể của sự tình có mối liên hệ với các thuộc tính định lượng đối với các tham tố trong sự tình đó. Họ cho rằng thuộc tính định lượng này luôn được quyết định độc lập khỏi sự tình và các danh ngữ được tạo ra ở vị trí thích hợp trong vị ngữ hoàn toàn xác định nhờ các thuộc tính định lượng của nó. Vị ngữ chính nó không được xem là có thuộc tính định lượng độc lập mà đó là kết quả của một quá trình tương tác giữa các tham tố cấu tạo vị ngữ hoặc câu. Một vài sự tình mang tính định lượng nhờ vào các trạng ngữ định lượng như trong (27):

(27) a. John pushed the cart to the shop twice.

(John đã đẩy chiếc xe ngựa đến cửa hiệu hai lần rồi)

b. John pushed the cart to the shop several times.

(John đã đẩy chiếc xe ngựa đến cửa hiệu nhiều lần rồi)

Theo Verkuyl (1972), những danh ngữ xác định không thể có vị ngữ đồng thời, nghĩa là chúng phải mang thuộc tính hữu đích. Khi thiết lập mối quan hệ giữa cụm danh lượng và sự tình thì những cụm danh lượng sẽ ứng với ý nghĩa giới hạn hay không đồng thời của sự tình. Mối quan hệ được thiết lập giữa sự tình và các tham tố của nó là song phương: các thuộc tính của sự tình có thể chuyển sang các tham tố và các thuộc tính của các tham tố có thể chuyển sang sự tình mô tả chúng. Thuộc tính định lượng tồn tại nhờ vào các lượng từ (số đếm như three/ba, twenty/hai mươi, hay các từ “hạn định” khác như more than three but less than seven/nhiều hơn ba nhưng ít hơn bảy) hay nhờ vào tính xác định của danh ngữ (có thể được đánh dấu bởi mạo từ xác định hay những vật để đánh dấu như (a) certain/một lượng nhất định hay các trạng ngữ thời gian hay có thể do ngữ cảnh quy định.

1.4.2.2. Thuộc tính lũy tích

Những tham tố nào mang thuộc tính định lượng thì không mang thuộc tính lũy tích và tương tự những tham tố không mang thuộc tính định lượng thì nó lại mang thuộc tính lũy tích. Thuộc tính lũy tích tồn tại nhờ vào các danh ngữ số

nhiều và không đếm được chẳng hạn như wine/ rượu, apples/táo. Nói tóm lại, thuộc tính định lượng/lũy tích của các tham tố quy định giá trị thể hữu đích/vô đích. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về thuộc tính này trong chương II.

1.5. Tiểu kết

Nói chung, thể và giá trị thể là những khía cạnh thuộc tính vị từ khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Thể nói đến cấu trúc thời gian bên trong của sự tình. Tiếng Anh được cho là có hai dấu hiệu thể chính: thể hoàn thành và thể chưa hoàn

thành. Thể chưa hoàn thành miêu tả sự tình không có kết điểm nội tại. Thể hoàn

thành nhấn mạnh đến kết điểm của sự tình hay kết quả của sự tình. Sự nhấn mạnh thông tin không phải vào quá trình của hành động mà vào điều đã đạt được trong mối tương quan với thời điểm xác định về thời gian (Saeed 1997, 118). Thời điểm này được gọi là thời gian định danh, có thể là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai nhưng hành động thực sự phải được hoàn thành trước thời gian định danh này. Giá trị thể là một thuật ngữ liên quan ám chỉ đến loại hành động đang xảy ra. Có

những động từ like to know French/thích học tiếng Pháp mà mô tả tính trạng,

những vị ngữ hoạt động như to push a cart/đẩy xe ngựa mô tả một hoạt động đang

xảy ra, những vị ngữ đoạn tính như to eat an apple/ăn một trái táo mô tả quá trình với kết điểm hoàn thành và nhiều loại khác nữa.

Tóm lại, phần này của luận văn đã trình bày về khái niệm thể và sự tình, những hướng tiếp cận để xác định giá trị thể của Zeno Vendler, Henk Verkuyl, Krifka, Hagit Borer và Ramchard từ đó lựa chọn hướng tiếp cận là cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu vấn đề trong luận văn: xem một ngữ đoạn mang thuộc tính hữu đích nếu nó mô tả các thuộc tính nào đó liên quan đến định lượng như tính giới hạn hay tính không đồng thời tiêu biểu là lý thuyết của Verkuyl và Krifka. Giá trị thể của sự tình có thể được xác định thông qua các thuộc tính: hữu đích/vô đích, hoàn thành/không hoàn thành, định lượng/lũy tích của vị từ và các tham tố xung quanh vị từ, có thể là danh ngữ, trạng ngữ và giới ngữ. Thuộc tính hữu đích và không hoàn thành thực chất là hai mặt của một vấn đề

liên quan đến việc miêu tả kết điểm nội tại. Thuộc tính định lượng xuất hiện với các danh ngữ xác định kèm theo vị ngữ không đồng thời. Tóm lại, khi xác định giá trị thể không chỉ xem xét nó trong phạm vi vị từ mà có thể xét ở phạm vi ngữ đoạn và câu. Trong phần II, luận văn sẽ trình bày rõ cấu trúc ngữ nghĩa của một số ngữ đoạn có ảnh hưởng đến giá trị thể của sự tình.

CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA NGỮ ĐOẠN- THAM SỐ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH

2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham số xác định giá trị thể

Ngữ học truyền thống xem thể (aspect) là một phạm trù ngữ pháp của vị

từ, điều này có nghĩa giá trị thể của sự tình được xác định dựa trên hình thái của vị từ, đặc biệt là trong các ngôn ngữ biến hình và hữu thì như tiếng Anh. Hình thái vị từ thường được biểu thị bằng một hệ thống thì (tense system), và

hệ thống này chỉ được xác định trên mối quan hệ giữa thời đoạn quy chiếu

(reference time) và thời đoạn của sự tình (situation time). Tuy nhiên, nếu xem

thể là một phạm trù ngữ pháp của vị từ, người ta không thể giải thích được sự

khác biệt giữa những sự tình được miêu tả như trong (28) và (29): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(28) The taxi is arriving.

(Taxi đang đến)

(29) Mary is working in the garden.

(Mary đang làm việc trong vườn)

Nếu chỉ xét đến hình thái của vị từ, người ta chỉ có thể cho rằng hai sự tình trên là những sự tình đang tiếp diễn (ongoing events) và được miêu tả dưới góc độ chưa hoàn thành (imperfective viewpoint). Tuy nhiên, nếu xét cấu trúc nội tại của hai sự tình, người ta sẽ nhận thấy sự khác biệt về ngữ nghĩa, về mức độ hiện thực hóa.

Trong (28), “arrive” là vị từ điểm tính, vì vậy, về mặt ngữ nghĩa, không thể kết

hợp với hình thái tiếp diễn, nhưng khi nó được đánh dấu bằng hình thái này, giá trị thể của nó phải được miêu tả dưới một giác độ khác. Rõ ràng, chiếc taxi vẫn chưa

đến, tức sự tình “arrive” vẫn chưa hiện thực. Câu (28) miêu tả một sự tình không

thuộc cấu trúc nội tại của sự tình được miêu tả bằng vị từ “arrive”, mà nó miêu tả một phân đoạn trước sự tình “arrive” (previous stage), trong khi đó, câu (29) lại miêu tả một sự tình đã bắt đầu và đang diễn tiến, vì vậy, có một phân đoạn thuộc

cấu trúc nội tại của sự tình “work in the garden” được đánh dấu. Có thể miêu tả hai sự tình trên qua hai sơ đồ sau:

(28) arrive

The taxi is arriving

(29) Mary is working in the garden

Điểm bắt đầu Điểm kết thúc

Hai sơ đồ trên cho thấy sự khác biệt về bản chất giữa hai sự tình được đánh dấu bằng cùng một hình thái vị từ. Như vậy, điều gì tạo ra sự khác biệt về giá trị thể này? Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ và của những ngữ đoạn chung quanh nó là một trong những tham tố quan trọng cần được xét đến trong việc định thể của sự tình.

Như đã nói ở trên, trong tiếng Anh (và trong nhiều ngôn ngữ khác), giá trị thể của sự tình không chỉ được xét ở cấp độ vị từ, mà còn ở cấp độ vị ngữ hoặc ở cấp độ cao hơn là câu. Do vậy, việc miêu tả ngữ nghĩa của những thành phần cú pháp trong khung vị ngữ cũng như ngữ đoạn làm chủ ngữ thật sự cần thiết để thấy được vai trò của chúng trong cơ chế tạo thể trong tiếng Anh.

Phần này sẽ giới thiệu cấu trúc ngữ nghĩa của các loại ngữ đoạn trong việc xác định đặc trưng ngữ nghĩa của vị ngữ, từ đó xác định giá trị thể. Xét những câu sau:

(30) *John was breaking the/a vase.

(John đang làm vỡ một bình hoa)

(31) John was breaking vases.

(John đang làm vỡ bình hoa)

(32) *A bomb was exploding in the corner. (Một quả bom đang nổ ở trong gốc) (33) Bombs were exploding in the battlefield.

(Bom đạn đang nổ ngoài đồng)

Các câu (30) và (32) là những câu không thể chấp nhận về mặt ngữ pháp do sự ràng buộc ngữ nghĩa của các vị từ điểm tính không cho phép kết hợp với hình

thái tiếp diễn. Tuy nhiên, các câu (31) và (33) lại hoàn toàn chấp nhận được về cả phương diện cú pháp và ngữ nghĩa. Điều này chỉ có thể giải thích khi đào sâu miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa của từng loại ngữ đoạn.

2.1.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ vị từ

Thể miêu tả những “cách nhìn khác nhau về cấu trúc thời gian bên

trong của sự tình” (Comrie, 1976). Cấu trúc sự tình dựa trên quan điểm phóng

chiếu ngữ nghĩa (semantic mapping) phản ánh cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ vị từ. Vì vậy, việc khảo sát các thuộc tính ngữ nghĩa của vị ngữ sẽ giúp xác định chính xác giá trị thể của sự tình. Sự phân biệt giữa hai thuộc tính ngữ nghĩa quan trọng của vị ngữ [+động] và [-động] là sự phân biệt ngữ nghĩa làm nền tảng cho những phân biệt ngữ nghĩa khác liên quan đến cấu trúc nội tại của vị ngữ như [±đoạn tính] và [±hữu đích]. Dưới đây, chúng tôi lần lượt khảo sát các thuộc tính ngữ nghĩa, cấu thành các thuộc tính thể của vị ngữ.

2.1.1.1. Thuộc tính [+động] của vị ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khái niệm “động” của vị từ hay ngữ vị từ gắn liền với khái niệm “thay đổi”. Các ngữ vị từ động luôn miêu tả những hoạt động mà bản chất là những

biến đổi. Những biến đổi này có thể tức thời, hay điểm tính (punctuals) hoặc

kéo dài hay đoạn tính (duratives), tái diễn (iteratives) trong thời gian, hoặc từ góc độ cấu trúc, đó có thể là những biến đổi đồng chất hoặc những biến đổi khác biệt nối tiếp nhau.

(34) a. Mary entered my room. → tức thời

(Mary đã vào phòng tôi)

b. Mary was walking to school. → kéo dài

(Lúc đó Mary đang đi bộ đến trường)

c. Mary was singing. → kéo dài hoặc tái diễn

Vị ngữ trong (34a) đánh dấu một hoạt động có một kết điểm nội tại (end-point),

kết điểm nội tại là điểm chuyển đổi từ trạng thái này (Mary ở ngoài) sang trạng

thái khác hay trạng thái kết quả (Mary ở trong phòng tôi), và sự chuyển đổi này

mang tính tức thời, tức điểm tính, trong khi đó, vị ngữ trong (34b) miêu tả một chuỗi các biến đổi khác nhau tương ứng với các khúc đoạn thời gian nội tại của sự tình. Quãng đường từ nhà đến trường (path)- không gian của chuyển động - biểu thị sự chuyển đổi vị trí của chủ thể (Mary). Những biến đổi như vậy có thể được gọi là biến đổi bậc lượng (incremental changes) (Dowty 1979, 1991; Tenny 1987, 1992, 1994). Vị ngữ trong (34c) có thể xem là miêu tả một hoạt động gồm những biến đổi đồng chất tại những thời điểm khác nhau trong thời gian (những hoạt động không dẫn đến sự chuyển vị hay chuyển thái). Khác với (34b), về mặt cấu trúc, sự tình do loại vị ngữ này miêu tả không có các hạn định thời gian hay các kết điểm. Thuộc tính này được xem là yếu tố quan trọng quyết định khả năng kết hợp của vị ngữ với các hình thái vị từ trong việc xác định thể của sự tình.

2.1.1.2. Đoạn tính vs điểm tính

Thuộc tính [± đoạn tính] trên phương diện trực giác liên quan đến trường độ của sự tình (Engelberg 1999, 2000). Nói một cách đơn giản, những thuộc tính này liên quan đến việc sự tình có kéo dài trong thời gian hay không. Tính đoạn là thuộc tính ngữ nghĩa- thời gian khu biệt các sự tình động là quá trình (process) với các sự tình động là một điểm (point). Vị ngữ đoạn tính hay điểm tính đều có cấu trúc nội tại hạn định (bounded) hoặc không hạn định (unbounded). Với các sự tình điểm tính, các kết điểm và điểm chuyển đổi trạng thái được xem là trùng nhau, các sự tình đoạn tính lại có các kết điểm phân định. Tính bất khả chấp về mặt ngữ pháp với những giới ngữ đoạn tính như for-time được xem cách thức để phân biệt hai thuộc tính này:

(35) a. Mary watched Jo for an hour. (Mary nhìn Jo suốt một tiếng)

b. *Mary caught sight of Jo for an hour. (Mary nhìn thấy Jo suốt một tiếng)

(35b) là câu bất khả chấp về mặt ngữ pháp do tính điểm của vị từ catch sight of

đã loại bỏ khả năng kết hợp với một giới ngữ đoạn tính như for an hour. (35b)

sẽ trở thành câu đúng ngữ pháp khi kết hợp với các giới ngữ có thuộc tính điểm như at, after, v.v:

(36) c. Mary caught sight of Jo at ten o’clock/ after the meeting. (Mary nhìn thấy Jo lúc 10 giờ/ sau buổi họp)

Các vị ngữ điểm tính về mặt ngữ pháp cũng không thể kết hợp với hình thái tiếp diễn (progressive form), và sự kết hợp này, nếu có, phải được giải thích như một sự chuyển nghĩa hay chuyển loại sự tình như trong (37).

(37) a. Jo died at ten. (Jo chết lúc 10 giờ) b. Jo was dying at ten.

(Jo đang hấp hối lúc 10 giờ)

Câu (37a) cho biết sự tình Jo chết xảy ra và kết thúc lúc 10 giờ, tức giữa các kết điểm và điểm chuyển thái (change of state) không tồn tại bất kỳ một khúc đoạn thời gian nào, mà trùng nhau. Trong khi đó, sự tình được miêu tả trong (37b) đã chuyển loại, và miêu tả một sự tình diễn ra trước sự tình điểm tính “die”. Vì vậy, câu (37b) được hiểu là Jo đang hấp hối.

Vị ngữ có tính đoạn hay tính điểm có thể phụ thuộc vào tính chất của sự biến đổi của đối tượng chịu tác động (patien/theme):

(38) a. They will cross the border in ten days.

(Mười ngày nữa họ vượt qua biên giới)

b. They settlers will cross the desert in ten days. (Mười ngày nữa họ vượt qua sa mạc)

Những biến đổi này hoàn toàn khác nhau về mặt thang độ (scale). (38a) miêu tả sự biến đổi trên một thang độ đơn (simple scale), tức không phân bậc biến đổi (non-gradable), dựa trên quan hệ đồng hình giữa thang độ và sự tình, (38a) miêu tả sự tình điểm tính, còn (38b) miêu tả sự tình trên một thang độ phân bậc (gradable), những bậc này có thể là một khúc đoạn của sự tình trong không gian và thời gian, tương tự (38a), quan hệ đồng hình thang độ - sự tình cho biết sự tình trong (38b) là sự tình đoạn tính. Hai sự tình trong (38) có thể được miêu tả như trong hai sơ đồ sau:

tn t1 t2………tn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“cross the border” “cross the desert”

Vai trò của danh ngữ cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ trong mối tương liên với vị từ sẽ được chúng tôi trình bày trong phần sau. Thang độ và tính đoạn của vị từ có quan hệ hữu cơ với nhau. Thang độ đánh dấu các biến đổi khác nhau của sự tình do vị ngữ biểu thị và thang độ cũng đánh dấu trạng thái kết quả của sự tình (ở đây là sự tình hữu đích). So sánh các câu sau:

(39) a. Jo cleaned the table. ⇒ The table is clean/cleaner/very clean.

(Jo đã dọn bàn) ⇒ (Cái bàn sạch/ sạch hơn/rất sạch)

b. Jo broke the vase. ⇒ The vase is broken/*more broken/*very broken. (Jo làm vỡ cái bình) ⇒ (Cái bình bị vỡ/*vỡ hơn/*rất vỡ)

(39a) miêu tả một sự tình đoạn tính, có thang độ phân bậc, và thang độ này tương

ứng với các mức độ “sạch/clean” của đối tượng chịu tác động do các hình thái của

tính từ “clean” biểu thị, trong khi đó sự tình trong (39b) được đo định trên một

thang độ không phân bậc hay thang độ đơn, và thang độ này cũng có quan hệ đồng hình với trạng thái kết quả do tính từ “broken” biểu thị, về mặt cú pháp những tính từ không phân bậc (non-gradable) kiểu này không kết hợp với các

trạng từ chỉ mức độ hay các hình thái so sánh trong (39a). Từ đó, có thể kết luận rằng vị từ gốc của những tính từ không phân bậc kiểu này là những vị từ điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 47)