Với các vị từ chuyển vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.2.Với các vị từ chuyển vị

Các vị từ chuyển vị điểm tính như arrive, enter, reach…hoàn toàn có thể

kết hợp với hình thái tiếp diễn, song các câu chứa những vị từ này đều phải được xem là chuyển nghĩa như các vị từ chuyển thái trong các ví dụ (77), nghĩa là chúng đều đánh dấu những khúc đoạn trước khi các sự tình liên quan đạt đến kết điểm nội tại:

(78) a. Jo is arriving.

b. Jo is reaching the summit.

Các câu trong (78) cho biết chiếc taxi đang trên đường đến (a), và Jo đang lên

gần đến đỉnh núi (b). Sở dĩ chúng tôi xem những sự tình này chỉ miêu tả những khúc đoạn thời gian trước, nằm ngoài cấu trúc của những sự tình điểm tính liên quan là do những sự tình miêu tả trong (77) và (78) có thể ngừng lại, và như vậy,

các sự tình “arrive” hay “reach the summit” không đạt đến kết điểm (chiếc taxi

không đến được địa điểm đã định hay Jo không lên được đến đỉnh).

Những vị từ điểm tính này khi kết hợp với danh ngữ chủ ngữ số phức được cho là miêu tả các sự tình tái diễn như các ví dụ trong (79) miêu tả:

(79) a. The ballet dancers were entering the stage.

(Những diễn viên múa ba lê đang vào sân khấu)

b. The spectators were going out of the cinema when it started raining. (Trong khi khán giả ra khỏi rạp chiếu thì trời đổ mưa)

Các ví dụ trong (79) có thể hiểu miêu tả một chuỗi các sự tình động hữu đích

đang lần lượt đạt đến kết điểm do các danh ngữ nơi chốn biểu thị (the stage

the cinema). Như vậy, các sự tình miêu tả trong (79) được miêu tả dưới giác độ

thể tái diễn.

Trong điều kiện bình thường, nghĩa là khi các vị từ điểm tính chuyển thái hoặc chuyển vị kết hợp với hình thái simple past (quá khứ đơn), chúng được áp giá trị thể hoàn thành (perfective aspect)1 như trong (80).

(80) a. A bomb exploded in the next corner.

(Một quả bom nổ ở góc đường bên kia) b. Jo died in 1970.

(Jo chết vào năm 1970) c. They arrived at ten.

(Họ đến lúc 10 giờ)

Khi tác hợp với hình thái simple past, vai trò của các danh ngữ chủ ngữ không ảnh hưởng đến giá trị thể của sự tình, vì lẽ đó, chúng tôi không khảo sát kết hợp này trong luận văn này.

Tóm lại, các vị từ điểm hữu đích (chuyển thái và chuyển vị) có thể kết hợp hình thái tiếp diễn nếu (1) danh ngữ chủ ngữ thỏa mãn những ràng buộc ngữ nghĩa mà tính điểm của vị từ điểm tính đòi hỏi, hoặc (2) sự tình liên quan phải xem là miêu tả (a) khúc đoạn trước của sự tình liên quan hay (b) chuỗi các sự tình bộ phận đồng chất diễn ra nối tiếp nhau (tương đối) trong thời gian.

3.1.2. Sự tác động của danh ngữ bổ ngữ với vị từ

Từ Vendler (1957), với phân loại sự tình dựa trên các thuộc tính vị từ, các thuộc tính thể của các vị ngữ động (dynamic predicates) thường được xác định dựa trên sự chọn lựa các vị từ trung tâm cùng với các thuộc tính ngữ nghĩa tương

1Khái niệm hoàn thành (perfective aspect) khác với khái niệm dĩ thành (perfect aspect), khái niệm này thường miêu tả trạng thái kết quả của một sự tình động ở một thời đoạn quy chiếu cụ thể.

ứng (xem các ví dụ từ 74-80). Tuy nhiên, một vài tham tố cũng có thể hành chức như một thành tố thể và giữ một vai trò khá quan trọng trong việc xác định các nét nghĩa thể (Garey 1957, Verkuyl 1972, 1993, Tenny 1987, 1992, 1994, Krifka

1989, 1992, 1998, Dowty 1991, Jackendoff 1996). Vai trò của tham tố bị thể

(patient argument) do bổ ngữ trực tiếp đánh dấu trong khung vị ngữ có các vị từ

tạo tác/phá huỷ làm trung tâm (creation/consumption verbs) như eat, drink, build,

write, v.v. có tác động rất rõ đến giá trị thể của sự tình. Khi tham tố bị thể được đánh dấu bằng một danh ngữ định lượng (quantized noun phrase), nghĩa là danh ngữ này miêu tả một lượng xác định của tham tố bị thể sao cho không có bất kỳ một bộ phận nào thuộc tham tố đó có cùng một lượng xác định như vậy, hay theo cách gọi của Dowty (1991), tham tố này là tham tố bậc lượng (incremental

theme)2, vị ngữ chứa tham tố này là vị ngữ định lượng, tức hữu đích (xem chương

II), còn khi tham tố bị thể hay bậc lượng được đánh dấu bằng danh ngữ khối hay danh ngữ số nhiều bất định, vị ngữ liên quan có thuộc tính lũy tích, tức vô đích.

(81) a. Jo drank a beer.

(Jo uống một ly bia)

b. Jo wrote two long letters to Mary. (Jo viết hai lá thư dài cho Mary) c. Mary ate the apples.

(Mary ăn hết số táo đó)

Dựa trên quan hệ đồng hình ngữ nghĩa, các danh ngữ định lượng biểu thị tham tố bị thể hay bậc lượng đã hạn định các sự tình miêu tả trong (81) và áp định một kết

điểm (endpoint/culmination) trong cấu trúc nội tại của sự tình. Khi các thực thể a

beer, the apples biến mất, hay two letters tồn tại, các sự tình tạo tác hay tiêu huỷ liên quan kết thúc, những sự tình này còn được gọi là sự tình hũu đích. Trên cơ sở này, các sự tình trong (81) đều là những sự tình hoàn thành (perfective situations), nghĩa là được miêu tả dưới giác độ hoàn thành. Do vậy, khi những vị từ tạo tác hay huỷ diệt xuất hiện ở hình thái quá khứ đơn và có bổ ngữ trực tiếp biểu đạt

tham tố bị thể hay bậc lượng như trong (81), những sự tình do kết hợp cú pháp- ngữ nghĩa vừa nói được miêu tả dưới giác độ hoàn thành. Nếu vị ngữ [VT + bị thể] xuất hiện trong hình thái tiếp diễn, sự tình liên quan được miêu tả dưới giác độ chưa hoàn thành (imperfective viewpoint) hay nói chính xác là giác độ thể tiếp diễn như trong (82).

(82) a. Jo was drinking a beer.

(Jo đang uống một ly bia) b. Mary was eating an apple.

(Mary đang ăn một quả táo)

Tuy nhiên, hình thái tiếp diễn của vị từ không chấp nhận một danh ngữ định lượng xác định như two letters, the apples…trừ phi có một ngữ cảnh đặc biệt.

(83) a. *Jo was drinking three beers.

b. *Jo was writing two letters

Như vậy, thuộc tính số phức triệt tiêu khả năng kết hợp của tham tố định lượng do danh ngữ xác định số phức biểu thị với hình thái tiếp diễn hay nói chính xác hơn là không tương thích với giác độ chưa hoàn thành (trong tiếng Anh, những câu như Jo drinks two beers được xem là câu sai ngữ pháp).

Trong khi đó, các vị ngữ tạo tác/tiêu huỷ có tham tố bị thể được đánh dấu bằng danh ngữ lũy tích (cumulative nou phrases) là vị ngữ lũy tích, tức sự tình do nó miêu tả là sự tình vô đích (atelic situations) như trong (84).

(84) a. Jo drank beer. (Jo uống bia)

b. Jo wrote letters to Mary. (Jo viết thư cho Mary)

c. Mary ate apples. (Mary ăn táo)

Các sự tình trong (84) là những sự tình vô đích, tức những sự tình không có hạn định, hay kết điểm nội tại như các sự tình trong (81), do vậy, những sự tình này

ngừng hoặc tiếp tục trong thời gian. Trong chương II, chúng tôi có dùng vị từ stop

finish để trắc định tính hữu đích của sự tình, và kết quả là những sự tình vô đích sẽ kết hợp hợp với stop, còn sự tình hữu đích sẽ kết hợp với finish (85).

(85) a. Jo stopped drinking beer. → sự tình vô đích

b. Jo finished drinking a beer. → sự tình hữu đích

Như vậy, xét về góc độ thể, chỉ có những sự tình hữu đích mới tương thích với giác độ thể hoàn thành, hay nói cách khác, chỉ những sự tình hữu đích mới là những sự tình hoàn thành tiềm năng, còn sự tình vô đích thường chỉ ứng với hình thái tiếp diễn hay giác độ chưa hoàn thành. Các ví dụ trong (81) và (84) cho thấy cùng một hình thái vị từ (simple past) nhưng các câu liên quan miêu tả những loại sự tình khác nhau tùy vào cấu trúc ngữ nghĩa của tham tố bị thể do danh ngữ bổ ngữ biểu thị.

Trong quá trình khảo sát các loại vị từ tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy một số loại vị từ không tương thích với khái niệm hoàn thành, chẳng hạn như các vị từ/vị ngữ tri giác: see, watch, look at, look for, listen to, feel…hoặc các

vị từ tiếp xúc như touch, kick, hit… mặc dù các vị từ này có thể được chia ở

các hình thái vị từ như simple past, progressive hay perfect…nhưng nếu xét về

giá trị thể thì các vị từ này chỉ được xem là sự tình hoạt động (activities) vì

không có kết điểm nội tại như những vị từ/vị ngữ biểu thị các sự tình đoạn

tính/điểm tính hữu đích. Do vậy, chỉ có thể nói những hoạt động này đã xảy ra

ngừng lại, chứ không thể nói kết thúc như trong (86).

(86) a. Jo looked at Mary.

b. Jo talked to Mary. c. Jo looked for a job.

3.2. Sự tác động của tham tố trạng ngữ đối với vị từ3.2.1. Trạng ngữ thời đoạn: in/for + time 3.2.1. Trạng ngữ thời đoạn: in/for + time

Trong phần này, luận văn chỉ khảo sát vai trò của hai loại trạng ngữ thời

đoạn trong cơ chế xác định giá trị thể của sự tình. Trạng ngữ for+time cung cấp

thông tin thời gian mà sự tình diễn ra, còn trạng ngữ in+time cung cấp thời gian

cần thiết để sự tình liên quan đạt đến đích hay kết điểm nội tại của nó. Nhờ những

đặc trưng ngữ nghĩa – thời gian này, in/for + time được dùng để xác định thuộc

tính hữu đích của sự tình – thuộc tính ngữ nghĩa quan trọng nhất để xác lập giá trị thể [±hoàn thành] của sự tình vì chỉ có sự tình hữu đích (điều này được lặp đi lặp

lại nhiều trong suốt luận văn này) mới tương thích với khái niệm hoàn thành. Thể

hoàn thành miêu tả một sự tình hữu đích trong toàn cục của nó, chứ không miêu tả bất kỳ một khúc đoạn nào thuộc cấu trúc sự tình như thể tiếp diễn hay thể chưa hoàn thành. Những trạng từ thời đoạn này tương hợp với loại vị ngữ nào là do cấu

trúc ngữ nghĩa của vị ngữ đó quyết định. Như vậy, in/for + time được xem là một

công cụ cú pháp- ngữ nghĩa để trắc nghiệm các thuộc tính ngữ nghĩa của vị ngữ, trong đó có thuộc tính [±hữu đích]. Xét các ví dụ trong (87):

(87) a. Mary ran for an hour/*in an hour.

(Mary đã chạy một tiếng rồi/*mất một tiếng)

b. Mary slept for an hour/*in an hour.

(Mary đã ngủ một tiếng rồi/*mất một tiếng) c. Mary ate apples for an hour/*in an hour.

(Mary đã ăn táo một tiếng rồi/*mất một tiếng)

c. Mary was sick for a week/*in a week.

(Mary đã ốm một tuần rồi/*mất một tuần)

Các vị ngữ trong (87) chỉ chấp nhận for+time (for an hour, for a week) do những

vị ngữ này không có hạn định (unbounded) hay nói một cách dễ hiểu hơn, những hoạt động ran, slept hay trạng thái was sick diễn ra trong thời đoạn do trạng ngữ

for+time đánh dấu, và theo lý thuyết phóng chiếu ngữ nghĩa (Dowty 1979, Kriffka 1992), mỗi phân đoạn thời gian đều ứng với một khúc đoạn của sự tình, nghĩa là sự tình trong (87) đều có thể phân khúc thành những bộ phận được xem là đồng chất. Kết hợp này cho biết tất cả các sự tình trong (87) đều là những sự tình vô

đích (atelic situations), và tất nhiên sẽ không được miêu tả dưới giác độ hoàn thành mặc dù về hình thức được đánh dấu bằng hình thái simple past. Như vậy,

những sự tình trên có thể được xem là những sự tình chưa hoàn thành.

Ngược lại với for+time, trạng ngữ in+time chỉ kết hợp với những vị ngữ có tham tố bậc lượng (incremental theme) hay tham tố bị thể được trình bày ở phần

trên. Trạng ngữ in+time cho biết khoảng thời gian cần thiết để sự tình kết thúc

(đạt đến kết điểm nội tại), nghĩa là nó hành chức như một định tố thời gian “đóng khung” sự tình liên quan về mặt thời gian- ngữ nghĩa như trong (88).

(88) a. Jo ran to school in ten minutes/*for ten minutes.

(Jo đã chạy đến trường mất mười phút/*mười phút) b. Mary ate an apple in 5 minutes/*for five minutes.

(Mary ăn một trái táo mất năm phút/*năm phút) c. Jo made a chair in one day/*for one day.

(Jo đóng một cái ghế mất một ngày/*một ngày)

d. Jo found a solution for this problem in a week/*for a week.

(Jo tìm ra cách giải quyết vấn đề này mất một tuần/*một tuần) Các sự tình trong (88) là những sự tình hạn định (bounded situations), do các tham tố bậc lượng trong (88b-c) và tham tố đích trong (88a, 88d) biểu thị kết điểm nội tại của các sự tình liên quan. Thời điểm Jomặt ở trường chính là thời điểm sự

tình kết thúc, hay thời điểm trái táo được ăn hết cũng chính là thời điểm sự tình

apple an apple kết thúc, và cứ như thế. Do đó, in+time hành chức như một định tố thời gian đóng khung sự tình, sự tình không thể vượt qua khung thời gian đó, mà nó buộc phải kết thúc tại thời điểm cuối cùng của thời đoạn do in+ time biểu thị.

Các trạng chỉ thời điểm như at hay bao gộp thời điểm như till/until cũng góp phần vào việc xác lập giá trị thể của sự tình. Trạng ngữ at có thể kết hợp với cả sự tình hữu đích và vô đích vì nó chỉ đánh dấu khởi điểm của một quá trình như trong (89).

(89) a. Jo wrote this letter at 12. →thể khởi phát (ingressive aspect)

Trong khi đó, till/until lại đánh dấu điểm ngừng của một quá trình vô đích như trong (90). (90) a. Jo slept until I came.

(Jo đã ngủ cho đến khi tôi đến) b. Mary wrote her thesis until midnight.

(Mary viết luận văn cho đến khuya)

Trạng ngữ until đánh dấu điểm dừng của các sự tình liên quan, vì vậy nó chỉ cung cấp thời điểm mà sự tình vô đích dừng lại.

3.2.2. Vai trò của các trạng ngữ khác

3.2.2.1. Trạng ngữ đo lường (measuring adverbs)

Tiếng Anh phân trạng ngữ đo lường thành hai loại tuỳ thuộc vào vị trí của nó so với vị từ:

(a)Loại đứng trước vị từ: completely, partly, mostly, half, thoroughly (b)Loại đứng sau vị từ: partway, halfway, completely, thoroughly, most of

the way

(91) a. Jo partly closed the door.

b. Jo completely closed the door. c. Jo built the house completely. d. Jo built half the house.

Trạng ngữ trong (91a) cho biết sự tình đóng cửa chỉ thực hiện được một

phần, tức cái cửa chưa đóng hoàn toàn. Như vậy nếu không có sự can dự của

partly trong câu, sự tình do (91a) miêu tả được hiểu là sự tình hoàn thành. Sự có mặt của trạng ngữ đo lường này cho biết mức độ hiện thực hóa của sự tình

liên quan. Ngược lại, (91b), với trạng ngữ completely, miêu tả một sự tình hoàn

thành. Sự có mặt của trạng ngữ này chỉ nhằm nhấn mạnh đến mức độ hiện thực hóa cao nhất của sự tình. Tình hình cũng tương tự đối với (91c) và (91d). Như vậy, có thể nói ngay rằng sự can dự của các trạng ngữ đo lường biểu thị sự

hoàn tất một phần như partly, partway, half… đã hoán chuyển giá trị thể của sự tình, bất chấp hình thái vị từ (simple past).

Trạng ngữ đo lường chỉ sử dụng với vị từ biểu thị sự tình đoạn tính (có thể đo lường hoặc phân đoạn):

(92) a. Mary partly filled the grass.

b. The ice cream melted partway. c. Mary ran to the drugstore partway.

d. Mary drank half a bottle of wine.

Trạng ngữ đo lường đòi hỏi các vị ngữ miêu tả sự tình phải (1) hạn định hay hữu đích và (2) có thể phân đoạn. Vì lẽ đó, nó không tương thích với các vị ngữ tĩnh hay vô đích hoặc không phân đoạn (vị ngữ điểm tính):

(93) *a. Jo partly loves Mary.

*b. Jo kicked the ball partway.

*c. Jo half found a solution for this problem.

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ mới khảo sát một cách sơ bộ tác động của một vài trạng ngữ đo lường đối việc xác định giá trị thể của sự tình liên quan. Thông qua một vài ràng buộc ngữ nghĩa mà chúng tôi nhận thấy được, trạng ngữ đo lường cũng có thể được xem là thành tố “cấp hai” có tác động đến cấu trúc nội tại và giá trị thể của sự tình. Chúng tôi sẽ khảo sát sâu hơn, chi tiết hơn trong tương lai nếu có điều kiện.

3.2.2.2. Trạng ngữ tái diễn (iterative adverbs)

Các trạng ngữ chỉ sự lặp đi lặp lại hay sự tái diễn của sự tình trong tiếng Anh hành chức như một yếu tố “khử” sự có mặt của hình thái tiếp diễn (progressive form) trong câu.

(94) *a. Mary was walking to school twice.

* c. Mary was writting the letter many times.

Hoepelman & Rohrer (1980) cho rằng sự không tương hợp của trạng ngữ tái diễn

với hình thái tiếp diễn hay chưa hoàn thành là do bản chất phi hạn định của hình

thái tiếp diễn (hay chưa hoàn thành) giống như thuộc tính lũy tích của danh ngữ khối, ngược với bản chất hạn định của thể hoàn thành (tính chất định lượng của danh ngữ). Hình thái tiếp diễn/chưa hoàn thành - cũng tương tự như danh ngữ khối không kết hợp với số từ hay lượng từ - không kết hợp với trạng ngữ tiếp diễn có chức năng hạn định sự tình. Bertinetto (1986) giải thích rằng ràng buộc ngữ nghĩa này nằm ở bản chất không hạn định của hình thái tiếp diễn. Do vậy, các câu trong (94a-c) được xem là sai ngữ pháp. Trạng ngữ tiếp diễn có chức năng hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 79)