Trạng ngữ tái diễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.2.Trạng ngữ tái diễn

Các trạng ngữ chỉ sự lặp đi lặp lại hay sự tái diễn của sự tình trong tiếng Anh hành chức như một yếu tố “khử” sự có mặt của hình thái tiếp diễn (progressive form) trong câu.

(94) *a. Mary was walking to school twice.

* c. Mary was writting the letter many times.

Hoepelman & Rohrer (1980) cho rằng sự không tương hợp của trạng ngữ tái diễn

với hình thái tiếp diễn hay chưa hoàn thành là do bản chất phi hạn định của hình

thái tiếp diễn (hay chưa hoàn thành) giống như thuộc tính lũy tích của danh ngữ khối, ngược với bản chất hạn định của thể hoàn thành (tính chất định lượng của danh ngữ). Hình thái tiếp diễn/chưa hoàn thành - cũng tương tự như danh ngữ khối không kết hợp với số từ hay lượng từ - không kết hợp với trạng ngữ tiếp diễn có chức năng hạn định sự tình. Bertinetto (1986) giải thích rằng ràng buộc ngữ nghĩa này nằm ở bản chất không hạn định của hình thái tiếp diễn. Do vậy, các câu trong (94a-c) được xem là sai ngữ pháp. Trạng ngữ tiếp diễn có chức năng hạn định sự tình nên hoàn toàn tương thích với hình thái simple past – hình thức đánh dấu thể hoàn thành như trong (94d-f).

(94) d. Mary walked to school twice.

e. Mary drank another can of beer. f. Mary wrote the letter many times.

Ngoài ra, vị trí của trạng ngữ có thể tác động đến ý nghĩa thể của sự tình. Trường

hợp của trạng ngữ quickly rất điển hình. Trạng ngữ chỉ cách thức này có thể hoạt

động như một định tố thể của sự tình. Chúng tôi mượn ví dụ của Kearns (2005): (95) a. John ate the apple quickly, but Mary snatched it away before he finished it.

??b. John quickly ate the apple, but Mary snatched it away before he finished it.

Theo Kearns, (95a) cho biết John đang cố ăn thật nhanh cho hết trái táo để Mary

khỏi giật mất, nhưng không được. Nghĩa là với vị trí của quickly ở cuối câu được

xem là miêu tả sự khởi phát (inchoation) của sự tình, còn (95b), với quickly nằm

trước vị từ, miêu tả một sự tình đã kết thúc một cách nhanh chóng, vì vậy, nếu cho

rằng trái táo vẫn còn để Mary có thể giật là việc mâu thuẫn. Câu (95b) là một câu

3.3. Vai trò của giới ngữ chỉ hướng và giới ngữ chỉ vị trí

Vai nghĩa “con đường” đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thể ở cấp độ câu. Nó hành chức một lộ trình trong không gian hay như một thang độ có chức năng đo định sự tình về mặt thời gian (Verkuyl 1993; Tenny 1994;

Jackendoff 1996; Krifka 1998). Vai nghĩa này được đánh dấu bằng các giới từ chỉ

hướng như from, into, và over (Jackendoff 1983; Lakoff 1987; Bierwisch 1988;

Habel1989; Pinõn 1993). Những giới ngữ này tham dự vào cấu trúc của sự tình.

(96) a. Jo ran (*in/for an hour).

b. Jo ran to the beach (in/*for an hour). c. Jo ran toward the beach (*in/for an hour).

Sự tình trong (96a) là sự tình vô đích Jo chạy một tiếng; giới ngữ to the beach

trong (96b) có vai trò hạn định sự tình, và do vậy sự tình liên quan là sự tình hữu

đích. Sự tình trong (96c) không hạn định do giới ngữ toward the beach chỉ xác

định hướng của chuyển động, chứ không phải là đích (goal) mà chuyển động nhắm đến, do vậy, sự tình trong (96c) là sự tình vô đích.

Các giới từ không gian (spatial prepositions) bao gồm hai loại: giới từ chỉ vị trí (on, at, above, near, under, inside, in front of, beside,v.v.) và giới từ chỉ hướng (from, to, toward, across, around, into, away from, v.v.). Xét dưới giác độ thể (tĩnh vs động), giới từ chỉ vị trí cho biết vị trí của chủ thể, như vậy sự tình được

định vị dưới giác độ tĩnh, trong khi đó, giới ngữ chỉ hướng lại cho biết đích đến

của chuyển động mà chủ thể đang thực hiện, hay sự tình được định vị dưới giác độ động. Các giới ngữ chỉ vị trí không can thiệp vào việc cấu trúc nội tại của sự tình như những giới ngữ chỉ hướng, vì vậy, chúng tôi dành ưu tiên cho việc khảo sát sự tác động của các giới ngữ chỉ hướng trong việc xác lập giá trị thể của sự tình.

3.3.1. Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ hướng lên vị ngữ

Các giới ngữ chỉ hướng có thể can dự vào việc hình thành giá trị thể của sự tình (như các giới ngữ trong (96b) và (96c) theo những phương thức khác nhau.

Các vị từ chỉ phương thức chuyển động (manner of motion verbs) như run, walk,

swim, fly, drive, v.v. vốn là những quá trình vô đích (atelic process) nhưng khi kết hợp với các giới ngữ chỉ hướng lại hoàn toàn thay đổi về mặt cấu trúc nội tại.

(97) a. Jo walked out of the forest (in/*for half an hour) (Jo đi ra khỏi khu rừng (mất/*nửa tiếng)

b. Jo drove along the river (*in/for half an hour) (Jo lái xe dọc theo con sông (*mất/nửa tiếng) c. Jo swam across the river (in/*for half an hour)

(Jo bơi qua sông (mất/*nửa tiếng)

Dễ dàng nhận thấy các câu trong (97a và c) miêu tả những chuyển động nhằm đến một cái đích cụ thể (ra khỏi khu rừng là đích của chuyển động trong (97a), còn bờ bên kia của con sông là đích của chuyển động trong 97c), còn (97b) lại miêu tả một chuyển động theo một lộ trình không hạn định, do vậy, các sự tình trong (97a và 97c) là sự tình hữu đích, (97b) là sự tình vô đích. Chức năng của giới ngữ chỉ đích/hướng cũng giống như chức năng của danh ngữ [± định lượng] trong việc xác định thuộc tính thể của sự tình (Jackendoof 1991; Verkuyl & Zwarts 1992; Pinõn 1993). Dựa trên quan điểm của J. Zwarts, có thể phân loại giới từ chỉ đích/hướng như sau:

- Hạn định, hữu đích: to, into, out of, away from, through, across, onto, v.v.

- Không hạn định, vô đích: toward, along, around,v.v.

Vai nghĩa “con đường” cũng có tầm quan trọng không kém gì vai trò của sự tình trong việc lý giải giá trị thể của vị từ (Bach 1986; Krifka 1989). Tuy nhiên, trước phải định nghĩa vai nghĩa này và xem nó được sử dụng như thế nào trước khi khảo sát vai trò của nó trong lý thuyết về thể.

Về mặt trực giác, “con đường” là một quỹ đạo chuyển động của một thực thể. Về mặt hình học, nó tương ứng với một đường cong có mũi tên ở một đầu theo quan điểm của J. Zwarts như trong hình dưới đây:

Thuộc tính quan trọng dùng để xác định tính [-hạn định] (unboundedness) cho các giới ngữ chỉ hướng (cũng như cho danh ngữ và vị ngữ) là thuộc tính lũy tích

(cumulativity). Nếu hai quãng đường cùng hướng về một đích, con đường bao gộp

hai quãng đường ấy cũng hướng về cái đích đó. Con đường được xác định như một

chuỗi kết nối các quãng nối điểm đầu và điểm cuối, tức nối điểm đầu với điểm cuối.

Một số giới ngữ có thuộc tính định lượng do con đường liên quan không

thể phân quãng (tính lũy tích như giới ngữ in, toward, around). Đó là trường hợp

của giới ngữ to. Kết điểm của con đường do giới ngữ to đánh dấu bao giờ cũng

nằm ngoài con đường, còn khởi điểm không bao giờ được đề cập đến.

Thuộc tính hạn định đối với danh ngữ hay vị ngữ thường được đồng nhất với

thuộc tính định lượng và tính hữu đích (Kriffka 1998). Theo quan điểm này con

đường do giới ngữ hạn định biểu thị cùng các phân đoạn (subpaths) như với trường hợp của danh ngữ định lượng hay vị ngữ định lượng. Xét các ví dụ trong (98):

(98) a. Jo drove to the hotel (in/*for five minutes). (Jo lái xe đến khách sạn (mất năm phút)

b. Jo walked over the bridge (in/*for five minutes). (Jo đi qua cầu (mất năm phút)

c. Jo crawled out of the house (in/*for five minutes). (Jo bò ra khỏi nhà (mất năm phút)

Về trực giác, có thể miêu tả các con đường do các giới ngữ biểu thị trong (98) như sau:

Con đường trong (98a), không cho biết điểm xuất phát, nhắm đến một cái đích cụ

thể (goal), bất kỳ phân đoạn (subpath) nào thuộc con đường đều không được biểu

thị bằng giới ngữ to the house. Tất nhiên, trên con đường đến khách sạn, có thể có

những điểm mốc (landmarks), và từ điểm mốc này (the gaz station) đến điểm mốc

kia (the parking) có thể xem là một phân đoạn, nhưng Jo drove to the gaz station

hay Jo drove to the parking không phải là sự tình Jo drove to the hotel. Tương tự,

trong (98b), con đường được biểu thị bằng một đối tượng tham chiếu – the bridge

(cái cầu), và mỗi nhịp cầu có thể dùng để định một phân đoạn của con đường, và

mỗi phân đoạn ứng với một sự tình bộ phận. Có thể phân đoạn sự tình Jo walked

over the bridge như sau: Jo bước lên đầu cầuJo bước trên cầu Jo đến đầu cầu bên kia Jo qua cầu. Con đường trong (98c) là khoảng không gian bên

trong nhà và con đường được hạn định ngay khi Jo đã ở bên ngoài. Do vậy, các sự

tình chuyển động trên con đường hạn định hay định lượng là những sự tình hữu

đích và tất nhiên những sự tình này được xem là hoàn thành khi được đánh dấu bằng hình thái simple past.

Còn các giới ngữ chỉ hướng không hạn định (không có đích, không được

giới hạn bằng một đối tượng tham chiếu…) biểu thị con đường có thuộc tính lũy

tích, và về mặt cấu trúc nội tại, các sự tình chuyển động có những phân đoạn tương đối “đồng chất” như trong (99).

(99) a. Jo jogged round and round the park (*in/for an hour).

(Jo chạy bộ quanh công viên (*mất/một tiếng)) b. Jo drove along the river (*in/for an hour).

(Jo lái xe dọc bờ sông (*mất/một tiếng))

c. Jo paced back and forth the bridge (*in/for an hour). (Jo đi đi lại lại trên cầu (*mất/một tiếng))

Các giới ngữ chỉ hướng không bao gộp đích của chuyển động như trong (99) đặt

các sự tình liên quan dưới giác độ thể hoàn toàn khác với các giới ngữ chỉ hướng

có đích như to, into, onto, across, away from… Có thể miêu tả con đường trong

(99) như sau:

(99a) round the park (99b) along the river (99c) back and forth the bridge

Con đường trong (99a) có các phân đoạn (subpaths) trùng lắp (overlapping), từ đó, có thể thấy rằng các sự tình bộ phận (subevents) ứng với từng phân đoạn là những sự tình diễn ra liên tục trên suốt lộ trình chuyển động do giới ngữ biểu thị.

Các phân đoạn thuộc con đường trong (99b) nối tiếp nhau theo một trật tự thời

gian có tính chất tuyến tính, mỗi phân đoạn p1ứng với một thời điểm t1 , và cứ thế

cho đến khi chuyển động dừng lại, tương tự như vậy, các phân đoạn thuộc con

đường trong (99c) cũng nối tiếp nhau theo trật tự tuyến tính như trong (99b),

nhưng lại có tính chất trùng lắp như trong (99a), do vậy những sự tình bộ phận

tương ứng cũng diễn ra theo trình tự hiện thực hóa của từng phân đoạn tại từng thời điểm. Như vậy, các chuyển động trong (99) có thuộc tính luỹ tích, không hạn định. Vì vậy, xét về mặt giá trị thể, những chuyển động có tính luỹ tích, không hạn định sẽ tương thích với thể chưa hoàn thành, hay nói chính xác hơn là những sự tình này được miêu tả dưới giác độ thể tái diễn (iterative aspect).

Như vậy, có thể tóm lược giá trị thể của sự tình miêu tả chuyển động định hướng hạn định và không hạn định như bảng sau:

Vị từ chuyển động định hướng

Giới ngữ hạn định

Loại sự tình Giác độ thể

- bao gộp đích to, into, onto,

across, away from, through…

Hữu đích (telic) Hoàn thành

- không bao gộp đích toward, along, aroud, round and

round, back and forth…

Vô đích (atelic) Chưa hoàn thành

(imperfective): Tái diễn (iteratives)

3.3.2. Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ vị trí lên vị ngữ

Như trong (3.3.1.) đã trình bày, giới ngữ không gian tiếng Anh bao gộp hai loại: vị trí và chỉ hướng. Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày vai tró, cũng như tác động của các giới ngữ chỉ hướng hạn định/không hạn định trong việc xác lập thể của của một sự tình chuyển động. Và để có một sự miêu tả toàn diện hơn về giới ngữ không gian và vai trò của nó trong việc xác định thể sự tình, trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát vai trò của các giới ngữ vị trí. Giới ngữ loại này hành chức như những mốc định vị sự tình chuyển động, những

mốc định vị này có thể bao gộp trong chuyển động (in, on, under) hoặc chỉ có

vai trò tham chiếu của chuyển động (nằm ngoài chuyển động: near, above, in

front of…). Thật sự, các giới ngữ định vị không tác động đáng kể đến việc hình thành giá trị thể của sự tình như những giới ngữ chỉ hướng, do tính chất định vị nên những giới ngữ định vị thường kết hợp với những vị từ hoạt động hay một

vài vị từ biểu thị kết điểm của chuyển động như stop, và vì vậy đặt sự tình liên

quan dưới giác độ tĩnh (stativazation), mà sự tình tĩnh thì chỉ được xét dưới giác độ chưa hoàn thành. Chỉ có một vài giới ngữ tham gia vào việc hình thành giá trị thể như in, on hay under. Xét các ví dụ trong (100) dưới đây:

(100) a. Mary swam in the lake.

(Mary bơi trong hồ)

b. Mary was walking on the bridge when the earthquake happened.

(Trong khi Mary đang đi bộ trên cầu thì xảy ra động đất) c. A river boat passed under the bridge.

(Một con thuyền trôi qua cầu)

(Chiếc xe tắc xi dừng lại trước nhà tôi)

Các sự tình trong (100a-c) là những chuyển động với hướng không xác định. Các giới ngữ trong các ví dụ liên quan chỉ có vai trò định vị hay cung cấp một không gian cho chuyển động do vị từ biểu thị, mà không có vai trò hạn định chuyển động. Do vậy, các sự tình được miêu tả trong (100a-c) là những sự tình lũy tích, tức không hạn định, vì vậy, xét về giá trị thể, những sự tình này tương đồng với những sự tình chuyển động có hướng, không hạn định mà chúng tôi miêu tả ở ngay trên. Điều này có nghĩa là những sự tình này là những sự tình vô đích và như vậy, chỉ thích hợp với giác độ thể chưa hoàn thành hoặc với

những giá trị thể phái sinh của thể chưa hoàn thành như thể tái diễn. Còn sự

tình (100d) chỉ có tác dụng định vị đối tượng do chủ ngữ biểu thị trong tương quan với đối tượng tham chiếu (nhà tôi), và nó cũng được miêu tả dưới giác độ chưa hoàn thành như những sự tình động trong (100).

Như vậy, có thể nói rằng chỉ những giới ngữ chỉ hướng mới thật sự can thiệp vào việc hình thành giá trị thể của sự tình do vị từ chuyển động biểu thị, hay dựa trên quan điểm ngữ nghĩa, các giới ngữ chỉ hướng cung cấp thông tin về lộ

trình chuyển động được biểu thị bằng vai nghĩa con đường. Vai nghĩa này cũng

hành chức như một yếu tố định lượng sự tình như một danh ngữ hay vị ngữ [±

định lượng]. Thuộc tính [±hạn định] của con đường cũng tương đương với thuộc

tính [± định lượng] của danh ngữ, trên cơ sở này, người ta có thể xác định được tính hữu đích, một thuộc tính cốt lõi để xác định giá trị thể của sự tình.

3.4. Tiểu kết

Giá trị thể được xác định thông qua sự tương tác cú pháp- ngữ nghĩa giữa cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ và cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn. Sự tương tác giữa danh ngữ chủ ngữ với các vị ngữ điểm tính chuyển thái hoặc chuyển vị tác động đến cơ chế tạo thể: thuộc tính lũy tích (được đánh dấu bằng số phức) của danh ngữ chủ ngữ cho phép vị từ điểm tính xuất hiện ở hình thái tiếp diễn, đặt

sự tình liên quan ở góc độ tái diễn hay miêu tả phân đoạn trước sự tình. Thuộc tính số phức triệt tiêu khả năng kết hợp của tham tố định lượng do danh ngữ số

phức bổ ngữ biểu thị với hình thái tiếp diễn. Trạng ngữ in/for + time được xem

là một công cụ cú pháp- ngữ nghĩa để trắc nghiệm các thuộc tính ngữ nghĩa [±hữu

đích] của vị ngữ. Trạng ngữ at có thể kết hợp với cả sự tình hữu đích và vô đích vì nó chỉ đánh dấu khởi điểm của một quá trình trong khi till/until lại đánh dấu điểm ngừng của một quá trình vô đích. Ngoài ra còn có một số trạng ngữ khác như trạng ngữ đo lường hay trạng ngữ tái diễn cũng có tác động đến cấu trúc nội tại và giá trị thể của sự tình. Giới ngữ chỉ hướng hạn định/không hạn định tác động đến việc xác lập thể của một sự tình chuyển động thông qua vai nghĩa “con đường”. Cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn có thể dẫn đến sự xuất hiện của các ý nghĩa thể phái sinh. Nói tóm lại, cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn là tham số để xác định giá trị thể tiếng Anh.

KẾT LUẬN

Trong nội dung các chương đã trình bày, chúng tôi có thể rút ra những kết luận về lý thuyết cũng như thực hành một cách tổng quan như sau:

1. Không thể xem nhẹ cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn khi xác định thể vì cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ đoạn này gây ảnh hưởng đến giá trị thể của câu. Thuộc tính ngữ nghĩa của danh ngữ: định lượng và lũy tích đóng vai trò quan trọng trong vấn đề xác định giá trị thể tiếng Anh. Danh ngữ định lượng quy định giá trị thể của sự tình là hữu đích, ngược lại danh ngữ lũy tích quy định giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 87)