Cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 59)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ

Trong tiếng Anh, quan điểm truyền thống cho rằng có hai loại danh ngữ đó là danh ngữ đơn vị (unit noun phrase)- danh ngữ đếm được và danh ngữ khối (mass noun phrase)- danh ngữ không đếm được, còn M. Krifka (1997) và một số

học giả phân danh ngữ thành hai loại: danh ngữ định lượng (quantized noun

phrases) và danh ngữ lũy tích (cumulative noun phrases). M. Krifka khẳng định

sự khác biệt giữa ý nghĩa hữu đích (telic meaning) và vô đích (atelic meaning)

của sự tình gắn với sự khác biệt ngữ nghĩa giữa thuộc tính định lượng

(quantization) và thuộc tính lũy tích (cumulativity) của các tham tố danh ngữ có

mặt trong quan hệ phân lượng (incremental relation) với vị ngữ. Vị ngữ có một

vị từ trung tâm là vị từ chuyển tác, đặc biệt là vị từ tạo tác (verbs of creation) hay vị từ tiêu huỷ (consumption verbs) và một danh ngữ định lượng chắc chắn là

vị ngữ hữu đích, theo nguyên tắc phóng chiếu ngữ nghĩa, vị ngữ hữu đích sẽ biểu thị một sự tình hữu đích.

Dựa trên quan hệ bộ phận – tổng thể (part-whole renaltion) của một thực thể, Krifka (1997) định nghĩa hai khái niệm này như sau:

(45a) Danh ngữ NP có thuộc tính định lượng nếu nó ứng với thực thể x và thực thể y nào đó, và thực thể y không phải là một bộ phận của thực thể x. Như vậy, theo định nghĩa trong (a), một phần của tách trà không thể miêu tả bằng chính danh ngữ dùng để miêu tả tách trà. Các danh ngữ đơn vị (đếm được) sau đây có thể xem là danh ngữ định lượng: a glass of wine, a cup of tea, the apples, two liters of beer…

(45b) Danh ngữ NP có thuộc tính lũy tích nếu nó ứng với thực thể x và thực thể y nào đó thì nó cũng ứng với tổng x ⊕ y.

Tương tự, một phần nước (hoặc táo) cũng có thể được miêu tả bằng chính danh ngữ

miêu tả thực thể nước. Các danh ngữ khối (hay không đếm được) hoặc danh ngữ số phức sau có thể xem là danh ngữ luỹ tích: coffee, tea, apples

Như vậy, vị ngữ có trong thành phần cú pháp một danh ngữ định lượng được xem là vị ngữ định lượng, một danh ngữ luỹ tích được xem là vị ngữ luỹ tích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w