Đoạn tính vs điểm tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.2.Đoạn tính vs điểm tính

Thuộc tính [± đoạn tính] trên phương diện trực giác liên quan đến trường độ của sự tình (Engelberg 1999, 2000). Nói một cách đơn giản, những thuộc tính này liên quan đến việc sự tình có kéo dài trong thời gian hay không. Tính đoạn là thuộc tính ngữ nghĩa- thời gian khu biệt các sự tình động là quá trình (process) với các sự tình động là một điểm (point). Vị ngữ đoạn tính hay điểm tính đều có cấu trúc nội tại hạn định (bounded) hoặc không hạn định (unbounded). Với các sự tình điểm tính, các kết điểm và điểm chuyển đổi trạng thái được xem là trùng nhau, các sự tình đoạn tính lại có các kết điểm phân định. Tính bất khả chấp về mặt ngữ pháp với những giới ngữ đoạn tính như for-time được xem cách thức để phân biệt hai thuộc tính này:

(35) a. Mary watched Jo for an hour. (Mary nhìn Jo suốt một tiếng)

b. *Mary caught sight of Jo for an hour. (Mary nhìn thấy Jo suốt một tiếng)

(35b) là câu bất khả chấp về mặt ngữ pháp do tính điểm của vị từ catch sight of

đã loại bỏ khả năng kết hợp với một giới ngữ đoạn tính như for an hour. (35b)

sẽ trở thành câu đúng ngữ pháp khi kết hợp với các giới ngữ có thuộc tính điểm như at, after, v.v:

(36) c. Mary caught sight of Jo at ten o’clock/ after the meeting. (Mary nhìn thấy Jo lúc 10 giờ/ sau buổi họp)

Các vị ngữ điểm tính về mặt ngữ pháp cũng không thể kết hợp với hình thái tiếp diễn (progressive form), và sự kết hợp này, nếu có, phải được giải thích như một sự chuyển nghĩa hay chuyển loại sự tình như trong (37).

(37) a. Jo died at ten. (Jo chết lúc 10 giờ) b. Jo was dying at ten.

(Jo đang hấp hối lúc 10 giờ)

Câu (37a) cho biết sự tình Jo chết xảy ra và kết thúc lúc 10 giờ, tức giữa các kết điểm và điểm chuyển thái (change of state) không tồn tại bất kỳ một khúc đoạn thời gian nào, mà trùng nhau. Trong khi đó, sự tình được miêu tả trong (37b) đã chuyển loại, và miêu tả một sự tình diễn ra trước sự tình điểm tính “die”. Vì vậy, câu (37b) được hiểu là Jo đang hấp hối.

Vị ngữ có tính đoạn hay tính điểm có thể phụ thuộc vào tính chất của sự biến đổi của đối tượng chịu tác động (patien/theme):

(38) a. They will cross the border in ten days.

(Mười ngày nữa họ vượt qua biên giới)

b. They settlers will cross the desert in ten days. (Mười ngày nữa họ vượt qua sa mạc)

Những biến đổi này hoàn toàn khác nhau về mặt thang độ (scale). (38a) miêu tả sự biến đổi trên một thang độ đơn (simple scale), tức không phân bậc biến đổi (non-gradable), dựa trên quan hệ đồng hình giữa thang độ và sự tình, (38a) miêu tả sự tình điểm tính, còn (38b) miêu tả sự tình trên một thang độ phân bậc (gradable), những bậc này có thể là một khúc đoạn của sự tình trong không gian và thời gian, tương tự (38a), quan hệ đồng hình thang độ - sự tình cho biết sự tình trong (38b) là sự tình đoạn tính. Hai sự tình trong (38) có thể được miêu tả như trong hai sơ đồ sau:

tn t1 t2………tn

“cross the border” “cross the desert”

Vai trò của danh ngữ cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ trong mối tương liên với vị từ sẽ được chúng tôi trình bày trong phần sau. Thang độ và tính đoạn của vị từ có quan hệ hữu cơ với nhau. Thang độ đánh dấu các biến đổi khác nhau của sự tình do vị ngữ biểu thị và thang độ cũng đánh dấu trạng thái kết quả của sự tình (ở đây là sự tình hữu đích). So sánh các câu sau:

(39) a. Jo cleaned the table. ⇒ The table is clean/cleaner/very clean.

(Jo đã dọn bàn) ⇒ (Cái bàn sạch/ sạch hơn/rất sạch)

b. Jo broke the vase. ⇒ The vase is broken/*more broken/*very broken. (Jo làm vỡ cái bình) ⇒ (Cái bình bị vỡ/*vỡ hơn/*rất vỡ)

(39a) miêu tả một sự tình đoạn tính, có thang độ phân bậc, và thang độ này tương

ứng với các mức độ “sạch/clean” của đối tượng chịu tác động do các hình thái của

tính từ “clean” biểu thị, trong khi đó sự tình trong (39b) được đo định trên một

thang độ không phân bậc hay thang độ đơn, và thang độ này cũng có quan hệ đồng hình với trạng thái kết quả do tính từ “broken” biểu thị, về mặt cú pháp những tính từ không phân bậc (non-gradable) kiểu này không kết hợp với các

trạng từ chỉ mức độ hay các hình thái so sánh trong (39a). Từ đó, có thể kết luận rằng vị từ gốc của những tính từ không phân bậc kiểu này là những vị từ điểm tính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 54)