6. Bố cục của luận văn
2.1.1.1. Thuộc tính [+động] của vị ngữ
Khái niệm “động” của vị từ hay ngữ vị từ gắn liền với khái niệm “thay đổi”. Các ngữ vị từ động luôn miêu tả những hoạt động mà bản chất là những
biến đổi. Những biến đổi này có thể tức thời, hay điểm tính (punctuals) hoặc
kéo dài hay đoạn tính (duratives), tái diễn (iteratives) trong thời gian, hoặc từ góc độ cấu trúc, đó có thể là những biến đổi đồng chất hoặc những biến đổi khác biệt nối tiếp nhau.
(34) a. Mary entered my room. → tức thời
(Mary đã vào phòng tôi)
b. Mary was walking to school. → kéo dài
(Lúc đó Mary đang đi bộ đến trường)
c. Mary was singing. → kéo dài hoặc tái diễn
Vị ngữ trong (34a) đánh dấu một hoạt động có một kết điểm nội tại (end-point),
kết điểm nội tại là điểm chuyển đổi từ trạng thái này (Mary ở ngoài) sang trạng
thái khác hay trạng thái kết quả (Mary ở trong phòng tôi), và sự chuyển đổi này
mang tính tức thời, tức điểm tính, trong khi đó, vị ngữ trong (34b) miêu tả một chuỗi các biến đổi khác nhau tương ứng với các khúc đoạn thời gian nội tại của sự tình. Quãng đường từ nhà đến trường (path)- không gian của chuyển động - biểu thị sự chuyển đổi vị trí của chủ thể (Mary). Những biến đổi như vậy có thể được gọi là biến đổi bậc lượng (incremental changes) (Dowty 1979, 1991; Tenny 1987, 1992, 1994). Vị ngữ trong (34c) có thể xem là miêu tả một hoạt động gồm những biến đổi đồng chất tại những thời điểm khác nhau trong thời gian (những hoạt động không dẫn đến sự chuyển vị hay chuyển thái). Khác với (34b), về mặt cấu trúc, sự tình do loại vị ngữ này miêu tả không có các hạn định thời gian hay các kết điểm. Thuộc tính này được xem là yếu tố quan trọng quyết định khả năng kết hợp của vị ngữ với các hình thái vị từ trong việc xác định thể của sự tình.