6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Lý thuyết của Ramchard (2002)
Gillian Ramchard đã giới thiệu mô hình phân tích cú pháp của sự tình xoay quanh hai vấn đề quan trọng. Một là, trực giác Aristotele trước đây xem sự tình xuất hiện khi kết hợp hai thành phần: quá trình và kết quả. Thứ hai là vấn đề
hai lớp sự tình được quan sát về vai trò của đối tượng bị tác động (Undergoer). Trong hai lớp sự tình thì một lớp có một thuộc tính nhất định nào đó của đối tượng bị tác động ([+/- SQA], loại tham chiếu, định lượng) quyết định giá trị thể của sự tình còn lớp kia thì không có như vậy. Phương pháp tiếp cận của Ramchard gợi nhớ đến lý thuyết của Borer (2005b): bà cố gắng không phân tích về mặt ngữ nghĩa của vấn đề mà chỉ xem vấn đề dưới góc độ cú pháp, tuy nhiên bà không phủ nhận vai trò của ngữ nghĩa từ vựng có thể cung cấp các thông số về các thuộc tính giới hạn và mở rộng đơn vị ngữ nghĩa.
Bà quy định cấu trúc bản thể cho các ý nghĩa sự tình phản ánh sự phân tích cú pháp và ngữ nghĩa như trong (13) ở bên dưới. Bản thể bao gồm sự tình khởi đầu, tiểu sự tình quá trình và tiểu sự tình kết quả luôn luôn kết hợp với nhau theo trình tự đã quy định. Mỗi sự tình được quyết định bởi các thuộc tính của chính nó (mang ý nghĩa khởi đầu, quá trình và kết quả) được trình bày trong những thành tố chính của các cụm từ tương đương. Ba cụm từ nhận biết ba yếu tố của bản thể được đánh dấu thể bởi vì chúng tạo nên cấu trúc thể của sự tình. Chúng cũng có thể được gọi là các cụm từ tham tố bởi vì mỗi yếu tố có khả năng tạo ra tham tố cấu trúc cho vị ngữ.
(13) Mô hình phân tích cú pháp của sự tình
vP- AsppP (Mô hình cấu tạo thể) Tác nhân
Tác động vP- AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
Đối tượng chịu tác động
Thay đổi vP- AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
(14) Phân đoạn sự tình
Một sự tình được tạo ra từ ít nhất ba yếu tố luôn luôn xuất hiện theo một trật từ cố định. Những yếu tố này được gọi là tiểu sự tình và chúng được chia thành ba loại: tiểu sự tình khởi đầu (initiating subevent) hay còn gọi là Tác nhân (Initiator), tiểu sự tình diễn tiến (process subevent) hay còn gọi là đối tượng chịu tác động (Undergoer) và tiểu sự tình kết quả (result subevent) hay còn gọi là kết quả. Mỗi tiểu sự tình có thể có chủ ngữ và một vị ngữ và trong khi mỗi một chủ ngữ có thể làm tham tố cấu trúc riêng biệt thì mỗi một vị ngữ kết hợp chặt chẽ thành đơn vị mang ý nghĩa từ vựng.
Mô hình trong (13) và (14) cho thấy cấu trúc toàn diện nhất khi cấu tạo sự tình. Khi được nhận biết một cách đầy đủ thì nó tương ứng với sự tình hữu đích. Khi cấu tạo vị ngữ thì một vài phần trong cấu trúc bị loại bỏ, trong trường hợp này những loại khác của cấu trúc tham tố được tạo thành, sự tình có thể hữu đích hay vô đích. Ramchard gọi ba yếu tố này trong mô hình là tiểu sự tình nên sẽ không nhầm lẫn với khái niệm định lượng- lũy tích của Krifka. Hơn nữa, những tiểu sự tình của Ramchard tạo nên nhiều phân đoạn của một sự tình và xác định yếu tố ngữ nghĩa mà chúng đóng góp cho sự tình đó để quyết định tham tố cấu trúc mà chúng tạo ra, được gọi là chủ thể của tiểu sự tình. Chủ thể của sự tình khởi đầu là Tác nhân (Initiator), chủ thể của tiểu sự tình quá trình là đối tượng chịu tác động (Undergoer), chủ thể của tiểu sự tình kết quả là kết quả (Resultee). Do đó Ramchard có chủ thể khởi đầu, chủ thể bị thay đổi và chủ thể kết quả. Ba tham tố này được tạo ra ở các vị trí nhất định trong các cụm tiểu sự tình tương ứng trong (13).
Vấn đề quan trọng ở đây là Ramchard chỉ đưa ra cấu trúc cho các sự tình động. Trong lý thuyết của bà, sự tình tĩnh nói chung tạo thành một loại khác, tức là một đơn vị phức tạp ở cấp thấp hơn. Khi sự tình có đầy đủ cả ba tham tố thể (khởi điểm, quá trình, kết điểm) thì cấu trúc luôn luôn tương ứng với sự tình hữu đích bởi vì cấu trúc được xây dựng trên nền tảng quan sát có sự xuất hiện đồng thời của quá trình và kết quả trong cùng một sự tình sẽ dẫn đến hữu đích. Do đó, các sự tình vô đích sẽ xuất hiện trong cấu trúc không có hai yếu tố này. So sánh với cấu trúc của âm tiết, Ramchard đưa ra một nguyên tắc rằng không thể loại bỏ yếu tố quá trình cũng giống như hạt nhân của âm tiết phải luôn được giữ lại để tồn tại âm tiết. Bà đưa ra hai tiểu sự tình khác như sự tình trạng thái liên quan đến quá trình, một tiểu sự tình khởi đầu quá trình và một tiểu sự tình khác kết thúc quá trình. Do đó, chính tiểu sự tình quá trình giới thiệu loại mới vào hệ thống mà phân biệt sự tình không tĩnh và sự tình tĩnh. Với hai sự tình tĩnh tương ứng sẽ tạo nên một cấu trúc lớn hơn. Nếu không có tiểu sự tình quá trình thì tất cả các sự tình đều là sự tình tĩnh đơn lẻ. Bởi vì luôn bắt buộc phải có tiểu sự tình quá trình nên cách duy nhất để tạo nên vị ngữ vô đích trong cấu trúc (13) ở trên là loại bỏ tiểu sự tình kết quả. Điều này được thể hiện trong (15):
(15) Cấu trúc sự tình động vô đích
vP- AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
John
Tác nhân
push
Tác động
vP- AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
the cart
Đối tượng chịu tác động
push
Thay đổi
Mặc dù vô đích và không có kết quả nhưng cấu trúc này có thể là của vị từ chuyển tác và vị từ phi chuyển tác. Là vị từ chuyển tác khi có đối tượng bị tác động và ngược lại vị từ phi chuyển tác khi không có đối tượng bị tác động. Cấu trúc này giống như sự phân loại thể của sự tình hoạt động của Vendler (1967). Do đó ví dụ trong (16a) cho thấy một sự tình tương ứng dùng để giải thích cho cấu trúc (15). Tiểu sự tình kết quả bị loại bỏ và the cart/xe ngựa chỉ là chủ thể của quá trình nên sự tình này vô đích. Tuy nhiên, trong (16b) do có đích đạt đến rõ ràng hay trong (16c) dựa vào ngữ cảnh mà sự tình trở nên hữu đích. Nguyên nhân để sự tình vô đích hay hữu đích là do sự có mặt của cái đích đạt đến.
(16) a. John pushed the cart for ten minutes/?in ten minutes.
(John đẩy chiếc xe ngựa 10 phút/?mất 10 phút)
b. John pushed the cart to the shop in ten minutes/*for ten minutes.
(John đẩy chiếc xe ngựa đến cửa hiệu mất 10 phút /?10 phút)
c. John pushed the button in ten minutes/*for ten minutes.
(John ấn nút mất 10 phút/*10 phút rồi)
Ramchard nhận biết sự tình mô tả sự thay đổi trạng thái hay địa điểm nhưng không có giá trị cuối cùng nào mà chỉ có duy nhất một tham tố, như được minh họa trong (17a). Dưới điều kiện tự do về nội dung sự tình, các câu như (17b) có thể trình bày sự tình chứa tiểu sự tình quá trình nhưng không có các tham tố cấu trúc tác nhân và kết quả.
(17) a. The stone rolled (downwards) for seven minutes/?in seven minutes.
(Hòn đá đã lăn (xuống dưới) trong 7 phút/?7 phút rồi)
b. It rained for seven minutes/?in seven minutes.
(Trời đã mưa trong 7 phút/? 7 phút rồi)
c. The vase broke in a second/?for a second.
(Bình hoa đã vỡ 1 giây rồi/?trong một giây)
Trong (18) cấu trúc sự tình loại bỏ tiểu sự tình khởi đầu tạo nên sự tình không đối cách, hữu đích.
(18) Cấu trúc sự tình không đối cách, hữu đích
Nhìn chung, mô hình của Ramchard giải thích vấn đề về đối tượng chịu tác động (the vase) không được phóng chiếu lên loại tham chiếu của sự tình theo cách đơn giản hơn hướng tiếp cận của Verkuyl (1972) và Krifka (1998).
Về vấn đề tương tác giữa các tham tố và sự tình, Ramchard cho rằng theo Jackendoff (1996), Hay (1999) và những nhà ngữ học khác, chỉ có thuộc tính của tham tố trải qua sự thay đổi còn bản thân tham tố thì không. Bà quan sát thấy ở những sự tình mà tham tố bị ảnh hưởng bởi quá trình thì cấu trúc đó hữu đích. Nếu một trạng thái nào đó của tham tố trãi qua sự thay đổi bao gồm cả thay đổi về vị trí thì giá trị kết quả của trạng thái này cần phải được xác định để mang ý nghĩa hữu đích.
Đối với Verkuyl (1972) và Krifka (1992, 1998), thuộc tính định lượng [+SQA] của bổ ngữ trực tiếp tương ứng với thuộc tính hữu đích của sự tình chỉ trong trường hợp khi có một khía cạnh vật chất của bổ ngữ trực tiếp bị ảnh
AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
the vase
Đối tượng chịu tác động
break
làm thay đổi
AsppP (Mô hình cấu tạo thể)
the vase
Vai Kết quả
break
Kết quả
hưởng, ví dụ như John ate an apple, một khía cạnh vật chất của bổ ngữ trực tiếp là an apple bị ảnh hưởng do sự tình cắn từng miếng táo. Trong những trường hợp khác, thuộc tính sẽ là thuộc tính định lượng [+SQA] khi có sự thay đổi xảy ra trong sự tình.Theo Ramchard, các vị từ hữu đích như to kill/giết mô tả sự tình
có kết điểm và bị thay đổi. Killing nghĩa là giết thì phải làm cho ai đó chết.
Ramchard cho rằng vị từ mô tả trạng thái cuối cùng của sự tình tức là vị ngữ của nó có tiểu sự tình kết quả. Sự đối lập giữa các vị từ thuộc các vị ngữ kết quả liên quan đến bản chất vô hướng của các vị ngữ đó. Để trở thành vô đích, vị ngữ vô
hướng straightened the rope như trong (19a) chỉ cần ngữ cảnh thông báo hướng
đi bị thay đổi. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có thể áp dụng cho các vị ngữ có hướng như sự tình giết trong (19b).
(19) a. John straightened the rope in an hour/?for an hour.
(John kéo thẳng dây thừng mất một giờ/?một giờ) b. John killed Mary in an hour/*for an hour.
(John giết Mary mất một giờ/*một giờ)
Ramchard đã giới thiệu ngắn gọn mối quan hệ giữa tính định lượng và phóng chiếu bộ phận- tổng thể giữa các tham tố và sự tình. Ramchard cho rằng loại phóng chiếu liên quan đến danh ngữ số nhiều và định lượng là kết quả của ý nghĩa phân xuất sự tình theo từng tham tố. Trong (20a) cho thấy sự phân xuất sự tình dựa vào bánh xăng- đuých, có một số lượng không xác định sandwiches, và sự tình John ăn chiếc bánh xăng-đuých này mang giá trị vô đích. Trong (20b- c), có một số lượng bánh xăng- đuých xác định three sandwiches và some sandwiches và sự tình John đã ăn những chiếc bánh này mang giá trị hữu đích. Do đó, những kết quả của tính định lượng phải được giải thích về mặt lý thuyết định lượng chứ không bằng bất kỳ công cụ đặc biệt nào như phóng chiếu (mapping) hay quy đinh thuộc tính (range assignment).
(20) a. John ate sandwiches for an hour/*in an hour.
(John ăn xăng- đuých một giờ/*mất một giờ)
(John ăn ba cái xăng-đuých mất một giờ/*một giờ)
c. John ate some sandwiches in an hour/?for an hour
(John ăn một vài cái xăng-đuých mất một giờ/*một giờ)
Tóm lại, mô hình của Ramchard là mô hình tốt nhất trình bày vấn đề ở góc độ giao thoa giữa cú pháp và ngữ nghĩa. Lý thuyết này sử dụng các nguyên tắc cú pháp để giải thích hiện tượng liên quan đến cú pháp đồng thời sử dụng mô hình cấu trúc ngữ nghĩa để giải thích các vấn đề ngữ nghĩa. Ramchard chỉ xem xét sự phóng chiếu giữa sự tình và các tham tố sự tình ở hai trường hợp chuẩn
hơn: định lượng và cấu tạo vị ngữ. Tuy nhiên, lý thuyết này lại có liên quan một
vấn đề khác đó là mặt ngữ dụng học khi có yếu tố từ vựng đi kèm với thuộc tính chức năng và thuộc tính mở rộng về ngữ nghĩa.