Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ hướng lên vị ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 89)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1.Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ hướng lên vị ngữ

Các giới ngữ chỉ hướng có thể can dự vào việc hình thành giá trị thể của sự tình (như các giới ngữ trong (96b) và (96c) theo những phương thức khác nhau.

Các vị từ chỉ phương thức chuyển động (manner of motion verbs) như run, walk,

swim, fly, drive, v.v. vốn là những quá trình vô đích (atelic process) nhưng khi kết hợp với các giới ngữ chỉ hướng lại hoàn toàn thay đổi về mặt cấu trúc nội tại.

(97) a. Jo walked out of the forest (in/*for half an hour) (Jo đi ra khỏi khu rừng (mất/*nửa tiếng)

b. Jo drove along the river (*in/for half an hour) (Jo lái xe dọc theo con sông (*mất/nửa tiếng) c. Jo swam across the river (in/*for half an hour)

(Jo bơi qua sông (mất/*nửa tiếng)

Dễ dàng nhận thấy các câu trong (97a và c) miêu tả những chuyển động nhằm đến một cái đích cụ thể (ra khỏi khu rừng là đích của chuyển động trong (97a), còn bờ bên kia của con sông là đích của chuyển động trong 97c), còn (97b) lại miêu tả một chuyển động theo một lộ trình không hạn định, do vậy, các sự tình trong (97a và 97c) là sự tình hữu đích, (97b) là sự tình vô đích. Chức năng của giới ngữ chỉ đích/hướng cũng giống như chức năng của danh ngữ [± định lượng] trong việc xác định thuộc tính thể của sự tình (Jackendoof 1991; Verkuyl & Zwarts 1992; Pinõn 1993). Dựa trên quan điểm của J. Zwarts, có thể phân loại giới từ chỉ đích/hướng như sau:

- Hạn định, hữu đích: to, into, out of, away from, through, across, onto, v.v.

- Không hạn định, vô đích: toward, along, around,v.v.

Vai nghĩa “con đường” cũng có tầm quan trọng không kém gì vai trò của sự tình trong việc lý giải giá trị thể của vị từ (Bach 1986; Krifka 1989). Tuy nhiên, trước phải định nghĩa vai nghĩa này và xem nó được sử dụng như thế nào trước khi khảo sát vai trò của nó trong lý thuyết về thể.

Về mặt trực giác, “con đường” là một quỹ đạo chuyển động của một thực thể. Về mặt hình học, nó tương ứng với một đường cong có mũi tên ở một đầu theo quan điểm của J. Zwarts như trong hình dưới đây:

Thuộc tính quan trọng dùng để xác định tính [-hạn định] (unboundedness) cho các giới ngữ chỉ hướng (cũng như cho danh ngữ và vị ngữ) là thuộc tính lũy tích

(cumulativity). Nếu hai quãng đường cùng hướng về một đích, con đường bao gộp

hai quãng đường ấy cũng hướng về cái đích đó. Con đường được xác định như một

chuỗi kết nối các quãng nối điểm đầu và điểm cuối, tức nối điểm đầu với điểm cuối.

Một số giới ngữ có thuộc tính định lượng do con đường liên quan không

thể phân quãng (tính lũy tích như giới ngữ in, toward, around). Đó là trường hợp

của giới ngữ to. Kết điểm của con đường do giới ngữ to đánh dấu bao giờ cũng

nằm ngoài con đường, còn khởi điểm không bao giờ được đề cập đến.

Thuộc tính hạn định đối với danh ngữ hay vị ngữ thường được đồng nhất với

thuộc tính định lượng và tính hữu đích (Kriffka 1998). Theo quan điểm này con

đường do giới ngữ hạn định biểu thị cùng các phân đoạn (subpaths) như với trường hợp của danh ngữ định lượng hay vị ngữ định lượng. Xét các ví dụ trong (98):

(98) a. Jo drove to the hotel (in/*for five minutes). (Jo lái xe đến khách sạn (mất năm phút)

b. Jo walked over the bridge (in/*for five minutes). (Jo đi qua cầu (mất năm phút)

c. Jo crawled out of the house (in/*for five minutes). (Jo bò ra khỏi nhà (mất năm phút)

Về trực giác, có thể miêu tả các con đường do các giới ngữ biểu thị trong (98) như sau:

Con đường trong (98a), không cho biết điểm xuất phát, nhắm đến một cái đích cụ

thể (goal), bất kỳ phân đoạn (subpath) nào thuộc con đường đều không được biểu

thị bằng giới ngữ to the house. Tất nhiên, trên con đường đến khách sạn, có thể có

những điểm mốc (landmarks), và từ điểm mốc này (the gaz station) đến điểm mốc

kia (the parking) có thể xem là một phân đoạn, nhưng Jo drove to the gaz station

hay Jo drove to the parking không phải là sự tình Jo drove to the hotel. Tương tự,

trong (98b), con đường được biểu thị bằng một đối tượng tham chiếu – the bridge

(cái cầu), và mỗi nhịp cầu có thể dùng để định một phân đoạn của con đường, và

mỗi phân đoạn ứng với một sự tình bộ phận. Có thể phân đoạn sự tình Jo walked

over the bridge như sau: Jo bước lên đầu cầuJo bước trên cầu Jo đến đầu cầu bên kia Jo qua cầu. Con đường trong (98c) là khoảng không gian bên

trong nhà và con đường được hạn định ngay khi Jo đã ở bên ngoài. Do vậy, các sự

tình chuyển động trên con đường hạn định hay định lượng là những sự tình hữu

đích và tất nhiên những sự tình này được xem là hoàn thành khi được đánh dấu bằng hình thái simple past.

Còn các giới ngữ chỉ hướng không hạn định (không có đích, không được

giới hạn bằng một đối tượng tham chiếu…) biểu thị con đường có thuộc tính lũy

tích, và về mặt cấu trúc nội tại, các sự tình chuyển động có những phân đoạn tương đối “đồng chất” như trong (99).

(99) a. Jo jogged round and round the park (*in/for an hour).

(Jo chạy bộ quanh công viên (*mất/một tiếng)) b. Jo drove along the river (*in/for an hour).

(Jo lái xe dọc bờ sông (*mất/một tiếng))

c. Jo paced back and forth the bridge (*in/for an hour). (Jo đi đi lại lại trên cầu (*mất/một tiếng))

Các giới ngữ chỉ hướng không bao gộp đích của chuyển động như trong (99) đặt

các sự tình liên quan dưới giác độ thể hoàn toàn khác với các giới ngữ chỉ hướng

có đích như to, into, onto, across, away from… Có thể miêu tả con đường trong

(99) như sau:

(99a) round the park (99b) along the river (99c) back and forth the bridge

Con đường trong (99a) có các phân đoạn (subpaths) trùng lắp (overlapping), từ đó, có thể thấy rằng các sự tình bộ phận (subevents) ứng với từng phân đoạn là những sự tình diễn ra liên tục trên suốt lộ trình chuyển động do giới ngữ biểu thị.

Các phân đoạn thuộc con đường trong (99b) nối tiếp nhau theo một trật tự thời

gian có tính chất tuyến tính, mỗi phân đoạn p1ứng với một thời điểm t1 , và cứ thế

cho đến khi chuyển động dừng lại, tương tự như vậy, các phân đoạn thuộc con

đường trong (99c) cũng nối tiếp nhau theo trật tự tuyến tính như trong (99b),

nhưng lại có tính chất trùng lắp như trong (99a), do vậy những sự tình bộ phận

tương ứng cũng diễn ra theo trình tự hiện thực hóa của từng phân đoạn tại từng thời điểm. Như vậy, các chuyển động trong (99) có thuộc tính luỹ tích, không hạn định. Vì vậy, xét về mặt giá trị thể, những chuyển động có tính luỹ tích, không hạn định sẽ tương thích với thể chưa hoàn thành, hay nói chính xác hơn là những sự tình này được miêu tả dưới giác độ thể tái diễn (iterative aspect).

Như vậy, có thể tóm lược giá trị thể của sự tình miêu tả chuyển động định hướng hạn định và không hạn định như bảng sau:

Vị từ chuyển động định hướng

Giới ngữ hạn định

Loại sự tình Giác độ thể

- bao gộp đích to, into, onto,

across, away from, through…

Hữu đích (telic) Hoàn thành

- không bao gộp đích toward, along, aroud, round and

round, back and forth…

Vô đích (atelic) Chưa hoàn thành

(imperfective): Tái diễn (iteratives)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 89)