Lý thuyết của Hagit Borer (2005b)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4.Lý thuyết của Hagit Borer (2005b)

Hagit Borer cho rằng vấn đề liên quan đến sự tình có thể được giải thích theo cấu trúc cú pháp chứ không theo ngữ nghĩa. Theo bà, mối quan hệ giữa giá trị thể của sự tình với các tham tố sự tình không phải do phóng chiếu giữa các cấu trúc riêng biệt. Hơn nữa, bà đưa ra kết luận rằng không có cấu trúc ngữ nghĩa nội tại của sự tình bao gồm các yếu tố như quá trình hay kết điểm. Borer rút ra sự tình từ tập hợp các thuộc tính chức năng của vị từ cùng với các tham tố. Bà giới thiệu mô hình cấu trúc chức năng của danh ngữ và vị ngữ mà có các thuộc tính tương ứng với các loại phóng chiếu của Krifka (1992,1998). Trong mô hình này, các danh ngữ và vị ngữ có cấu trúc gần như giống nhau.

Cũng giống như Krifka, Borer đồng ý tầm quan trọng của các thuộc tính như định lượng và lũy tích nhưng bà không xem chúng là các loại phóng chiếu mà là các thuộc tính liên quan đến lượng (quantity). Tuy nhiên, đây chủ yếu là sự khác biệt về thuật ngữ bởi vì cả hai cách thiết lập phóng chiếu và định lượng của Borer thực chất vẫn là hai mặt của một thuộc tính. Borer cũng sử dụng thuộc tính lũy tích và định lượng như Krifka (1992,1998) để định nghĩa cho thuộc tính

hữu đích được ký hiệu là [α]. Tuy nhiên, bà cho rằng có sự khác biệt khá rõ nét giữa các loại phóng chiếu của Krifka và thuộc tính hữu đích lên vị ngữ. Krifka chỉ sử dụng thuộc tính lũy tích và định lượng tương ứng để xác định các sự tình vô đích và hữu đích. Trái lại, Borer sử dụng thuộc tính khả phân để xây dựng cấu trúc hình kim cương trong (17). Theo Borer, mọi vị ngữ đều có hai thuộc tính độc lập: [+/- lũy tích] và [+/- khả phân] (thuộc tính bất khả phân, không lũy tích được xem như thuộc tính định lượng và thuộc tính khả phân, lũy tích được xem như thuộc tính đồng thời).

(21) Bốn sự kết hợp của lũy tích (cumulative) và khả phân (divisive)

Borer cho rằng tất cả các sự tình vô đích đều có vị ngữ đồng thời (homogeneous), nghĩa là một vị ngữ mang thuộc tính hoặc khả phân (+divisive) hoặc lũy tích (+ cumulative) sẽ tạo nên sự tình vô đích. Bà xác định thuộc tính định lượng [α] (quantized) tương ứng với khái niệm không đồng thời nghĩa là vị ngữ không mang thuộc tính lũy tích (- cumulative) hoặc mang thuộc tính bất khả

Khả phân, lũy tích = đồng thời Hữu đích

Vô đích

Không lũy tích, bất khả phân = định lượng

Bất khả phân,

phân (-divisive) sẽ quy định ý nghĩa thể hữu đích. Bà đưa ra bốn trường hợp: (i) nếu cả vị từ và tham tố của nó đều mang thuộc tính định lượng [α] thì sự tình trở nên hữu đích; (ii) chỉ có xác định từ có thuộc tính [α] nên thành tố chính cũng mang thuộc tính này, vì vậy sự tình mang ý nghĩa hữu đích; (iii) chỉ có thành tố chính có thuộc tính định lượng [α] nên chỉ định từ cũng mang thuộc tính này vừa làm cho sự tình trở nên hữu đích vừa hạn chế ý nghĩa định lượng của chỉ định từ; (iv) trường hợp bốn xảy ra khi không có yếu tố nào có thuộc tính [α] dẫn đến câu

sai ngữ pháp. Trong sơ đồ của Borer, cụm từ định lượng thể ASPQ đòi hỏi thuộc

tính [α] ở thành tố chính và một tham tố xuất hiện trong chỉ định từ của cụm từ mang thuộc tính này. Tuy nhiên, nếu tham tố không có thuộc tính [α] thì nó sẽ không được phép xuất hiện ở vị trí này. Điểm đáng chú ý trong nghiên cứu của Borer là cụm định lượng thể ASPQ quyết định thuộc tính vị ngữ về lượng. Nếu không có nó thì vị ngữ mang ý nghĩa không xác định tức là vô đích. Nếu có nó thì thành tố chính phải được thêm một số yếu tố để xác định số lượng của vị ngữ. Bà cho rằng sự tình hữu đích nếu và chỉ nếu có vị ngữ không đồng thời. Mọi danh ngữ xác định đều không đồng thời và có thể quy thuộc tính này cho sự tình mà nó đang tham gia. Chỉ có danh từ khối và danh từ số nhiều mang ý nghĩa đồng thời còn những danh từ khác không đồng thời như trong (22):

(22) John ate some apples in half an hour.

John đã ăn một vài quả táo nửa tiếng rồi.

Some apples/một vài quả táo là vị ngữ không đồng thời vì some mang thuộc tính lượng nhưng không tạo nên ý nghĩa độc lập với sự tình nó tham gia.

Borer cho rằng các vị ngữ lũy tích và khả phân có thể mang giá trị hữu đích miễn sao chúng là vị ngữ không đồng thời.

(23) a. John ran to the store.

John đã chạy đến cửa hàng (ngày hôm qua)

b. The ship sank (to the bottom of the ocean).

c. Pat walked home.

Pat đi bộ về nhà (tối qua)

Borer cho rằng tất cả các vị ngữ đều có thuộc tính chung là định lượng do đó chúng là hữu đích. Tuy nhiên, xem ba câu trong (23) thì chúng dường như

không định lượng. Nguyên nhân là vì có một bộ phận của sự tình ran to the

store/chạy đến của hàng mà vẫn là sự tình ran to the store/chạy đến cửa hàng. Bất kỳ một bộ phận của sự tình lớn nào bắt đầu sau khi bắt đầu sự tình lớn và đi đến kết điểm nhưng những sự tình như thế không mang ý nghĩa lũy tích bởi vì hai sự tình chạy đến của hàng không thể làm nên một sự tình chạy đến cửa hàng. Tuy nhiên, nếu như áp dụng định nghĩa định lượng của Krifka thì những sự tình này không phải định lượng. Nếu áp dụng định nghĩa của Borer thì chúng mang thuộc tính bất khả phân, thậm chí nếu sự tình chạy đến cửa hàng có thể thỏa mãn vị ngữ chạy đến cửa hàng thì sự khác biệt giữa bộ phận và tổng thể trong trường hợp này sẽ không thỏa mãn vị ngữ chạy đến của hàng bởi vì nó chỉ bao gồm phần đầu của sự tình này. Do đó có thể kết luận rằng vị ngữ bất khả phân và không lũy tích làm cho sự tình định lượng.

Borer xác định hai loại yếu tố cú pháp có thể quy định thuộc tính định lượng [α] để mang lại giá trị hữu đích cho sự tình. Một là tân ngữ trực tiếp thường được nhận biết như đối tượng bị tác động (Undergoer) thêm vào vị trí chỉ định từ của cụm định lượng thể, ví dụ như trong John destroyed the house trong đó the house là đối tượng bị tác động bởi chủ thể John. Yếu tố thứ hai là tiểu từ, Đích, Nguồn hay

bổ ngữ Con Đường hoặc những từ mang ý nghĩa định lượng như twice miễn sao nó

nối vào cụm định lượng thể, chẳng hạn như trong John walked from his house to

schoolin an hour trong đó his house là nguồn, school là đích.

Tóm lại, lý thuyết của Borer quá lệ thuộc vào cú pháp nên chỉ giải thích một số trường hợp giới hạn chứ không cung cấp thông tin chung để giải thích cho các trường hợp còn lại, do đó không giải thích được một số nguyên tắc trong lĩnh vực nghiên cứu này.

Nhìn chung, phần này trình bày bốn lý thuyết về thể được khái quát thành hai hướng tiếp cận chuẩn để xác định giá trị thể: thứ nhất là xem giá trị thể như là một hiện tượng phân tách sự tình; thứ hai là xem giá trị thể như là một vấn đề của các thuộc tính định lượng hay bộ phận- tổng thể. Hướng thứ nhất xem sự tình mang thuộc tính hữu đích nếu cấu trúc sự tình đơn gồm một bộ phận thường được coi là kết điểm. Hướng thứ hai xem một ngữ đoạn mang thuộc tính hữu đích nếu nó mô tả các thuộc tính nào đó liên quan đến định lượng như tính giới hạn hay tính không đồng thời. Luận văn này chọn hướng tiếp cận thứ hai nghĩa là xem giá trị thể như là vấn đề của các thuộc tính định lượng hay quan hệ bộ phận- tổng thể và dựa vào các thuộc tính cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn để phân tích và xác định giá trị thể.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 40)