6. Bố cục của luận văn
1.4.1.2. Thuộc tính hữu đích/vô đích
Thuộc tính hữu đích là một thuộc tính ngữ nghĩa miêu tả kết điểm nội tại thuộc cấu trúc của sự tình (Nguyễn Hoàng Trung (2006)). Sự khác nhau giữa hữu đích và vô đích thường được làm sáng tỏ khi xét mối quan hệ tổng thể- bộ phận và các khái niệm như tính hạn định/không hạn định hoặc bằng cách vẽ các
đường song song với các miền vật thể trong không gian (Talmy 1978;Talmy 1986; Bach 1986). Các ví dụ được đưa ra trong Bảng 2 như sau:
BẢNG 2
Không hạn đinh hạn định
---
Danh ngữ không đếm được danh ngữ đếm được số ít
Và danh ngữ số nhiều không hạn định
Apples/ táo an/the/one apple/một quả táo
Wine/rượu a glass of wine/một ly rượu
---
Vô đích hữu đích
Mary drank wine Mary drank a glass of wine
(Mary đã uống rượu) (Mary đã uống một ly rượu)
Mary was in New York Mary arrived in Hanoi.
(Mary đã từng ở New York) (Mary đã đến Hà Nội)
Có sự giống nhau về cấu trúc giữa các thuộc tính sự tình mà có vật quy chiếu trong miền không gian của các vật thể và tính lô- gích trong mối quan hệ tổng thể- bộ phận của vị ngữ. Theo Bach (1981:70) cho rằng sự tình hữu đích có thuộc tính cố định, nghĩa là không thể chia nhỏ cũng không thể thêm vào trong khi sự tình vô đích không có thuộc tính đó. Bach đưa ra lập luận rằng “không bộ phận nào trong một sự tình có thể là sự tình của bộ phận đó”. Tương
tự, tính hữu đích của các danh ngữ an apple, five apples, a glass of wine là
không thể chia nhỏ. Hai hay nhiều sự tình vô đích hoặc các thực thể không hạn định cùng loại bằng một sự tình vô đích hay một thực thể cùng loại. Bach
(1981:70) gọi đó là thuộc tính tăng tiến. Tổng của hai sự tình hữu đích riêng
biệt hay hai thực thể riêng biệt cùng loại không bao giờ là một sự tình hay một thực thể hạn định cùng loại. Có thể đưa ra một kết luận rằng giá trị hữu đích/vô đích ứng với những đặc điểm nhất định sau: 1) vô đích – ứng với sự tình đơn, các khái niệm không lũy tích và 2) hữu đích – ứng với sự tình hữu đích, các khái niệm lũy tích.
Theo Verkuyl (1972,1993), sự tình hữu đích có vị từ mang thuộc tính tăng tiến [+ADD TO] và cụm từ danh lượng mang thuộc tính định lượng [+SQA], và ngược lại sự tình vô đích có vị từ mang thuộc tính không tăng tiến [-ADD TO] và cụm từ danh lượng không mang thuộc tính định lượng [- SQA]. Đối với Krifka (1992, 1998), những vị ngữ lũy tích quy định giá trị thể vô đích và những vị ngữ định lượng quy định giá trị thể hữu đích. Còn Borer (2005b) cho rằng những vị ngữ không đồng thời quy định giá trị thể hữu đích và những vị ngữ đồng thời quy định giá trị thể vô đích. Cuối cùng, Ramchard (2002) đưa ra kết luận sự tình có đầy đủ ba yếu tố: khởi đầu, quá trình và kết quả sẽ quy định giá trị thể hữu đích và thiếu một trong ba yếu tố này sự tình có thể trở nên vô đích hoặc hữu đích nếu có mặt của vai nghĩa Đích (Goal).