Lý thuyết của Krifka (1992,1998)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2. Lý thuyết của Krifka (1992,1998)

Theo một vài nghiên cứu trước đây về ý nghĩa sự tình (Hinrichs (1985)), (Krifka 1989, 1991), Krifka (1992, 1998) cũng cho rằng ảnh hưởng của thể vị từ lên việc phân tích các tham tố danh ngữ phụ thuộc vào cấu trúc ngữ nghĩa của vị ngữ. Krifka lấy quan điểm thời gian Aristotle và định nghĩa sự tình thông qua các khoảng thời gian và các thuộc tính của chúng mà không cần viện đến các thời điểm như Verkuyl. Krifka đã sử dụng quan hệ bộ phận- tổng thể bao gồm khoảng thời gian phân nhỏ (subinterval) mà có thuộc tính giúp xác định được sự tình hữu đích hay vô đích. Krifka (1992,1998) giải thích thuộc tính hữu đích xung quanh hai hiện tượng: một là khả năng phóng chiếu phù ứng với thuộc tính tăng tiến/không tăng tiến [+/-ADD TO] của Verkuyl và hai là các thuộc tính của sự tình và các tham tố tương ứng được phóng chiếu với thuộc tính định lượng/lũy tích [+/-SQA] và tính hữu đích. Các thuộc tính được phóng chiếu liên quan đến mối quan hệ tổng thể- bộ phận của một vật định danh đối với vị ngữ mô tả nó. Krifka gọi các thuộc tính này là các loại tham chiếu, và xác định hai loại đó đều thích hợp cho cấu trúc thể của sự tình. Thuật ngữ mà Krifka sử dụng cho hai loại này là tham chiếu lũy tích và tham chiếu định lượng được định nghĩa như trong (11) (dẫn từ lời dịch Anh- Việt của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trung (Luận án Tiến sĩ ngữ văn (2006)):

Một vị ngữ P được gọi là vị ngữ lũy tích nếu và chỉ nếu chỉ ít nhất hai thực thể khu biệt nhau, và bất cứ thực thể x và thực thể y nào thuộc P thì tổng của chúng x+ y cũng thuộc P (Krifka (1998), tr.200)

Xem câu John drink beer, trong đó P = beer, bất kỳ tập hợp các bộ phận

nào là bia thì đều là bia, nên vị ngữ drink beer là vị ngữ lũy tích.

b. Tính định lượng: ∀P.QUA(P) ⇔[∀x, yP(x)Λ P(y) ⇒P(x⊕y)]

Một vị ngữ P được gọi là vị ngữ định lượng (quantized predicate) nếu và chỉ nếu không thực thể P nào có thể là bộ phận của một thực thể khác cũng là P (Krifka (1998), tr.200).

Xem câu Mary drank a glass of beer, trong đó P = drank a glass of beer,

khi John uống hết ly bia này không thể nói John uống một ly bia khác thuộc ly bia này. do đó vị ngữ drank a glass of beer là vị ngữ định lượng.

Cũng như thuộc tính [+/- SQA] của Verkuyl (1972), các loại tham chiếu thích hợp với ý nghĩa của các lượng từ và hạn định từ. Danh ngữ số nhiều và không đếm được luôn luôn tương ứng với vị ngữ lũy tích còn các cụm định lượng từ như các danh ngữ hạn định và xác định thích hợp với vị ngữ định lượng. Với ví dụ Mary drank a glass of beer/Mary đã uống một ly bia, Krifka lý giải như sau: khi chúng ta uống một ly bia thì lượng bia trong ly giảm dần theo diễn tiến của sự việc “uống”. Sự biến đổi bậc lượng của lượng bia trong ly giúp chúng ta kiểm soát

được sự tình uống.Danh ngữ a glass of beer là danh ngữ định lượng nhờ vào đơn

vị đo là a glass of nên vị ngữ drank a glass of beer cũng là vị ngữ định lượng và quy định sự tình hữu đích.

Tóm lại, Krifka đưa ra mô hình nghiên cứu các thuộc tính thích hợp với mối quan hệ giữa giá trị thể của sự tình và các cụm danh ngữ chứa các tham tố của nó. Vấn đề trọng tâm trong phân tích của ông là sự khác biệt giữa các loại tham chiếu định lượng và lũy tích, tức là khả năng vị ngữ mở rộng đến các bộ phận hoặc tổng thể của các thực thể trong vị ngữ. Với vai trò là tham tố sự tình, các vị ngữ định lượng tạo nên các sự tình hữu đích và vị ngữ lũy tích tạo nên các sự tình

vô đích. Loại tham chiếu sự tình này thích hợp với loại tham chiếu của các tham tố sự tình được phóng chiếu tạo thành phần nghĩa của các vai nghĩa thường được quy cho các tân ngữ trực tiếp. Các vai nghĩa có thuộc tính này được phóng chiếu giữa loại tham chiếu sự tình của các tham tố danh lượng và loại tham chiếu sự tình của các tham tố sự tình.

Ngoài ra, Krifka cũng đề cập đến các vai Đích (Goal) và Nguồn (Source) được xác định dựa vào Con Đường (Path) của sự tình và chúng được xem như có chung cấu trúc như Con Đường. Theo quan điểm của Krifka, chỉ có một số vị từ phóng chiếu Con Đường. Ông liên hệ thuộc tính này với yếu tố chuyển động có trong vật biểu thị. Các vị từ chuyển động không phóng chiếu Đối tượng bị tác động (Undergoer) mà phóng chiếu Nguồn và Đích, có Nguồn và Đích sẽ làm cho sự tình trở nên hữu đích. Xét ví dụ (12):

(12) a. Mary walked to school.

(Mary đi bộ đến trường) b. Mary walked in school.

(Mary đi bộ ở trường)

c. Mary walked from Dongnai to Ho Chi Minh City. (Mary đi bộ từ Đồng Nai đến Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong (12a), sự tình đi bộ mang thuộc tính hữu đích vì có vai nghĩa Đích, (12b) sự tình vô đích với vai nghĩa Địa điểm (Location), (12c) sự tình hữu đích với vai nghĩa Con Đường (Path) cho thấy nguồn và đích.

Nhìn chung, lý thuyết của Krifka được xây dựng dựa trên cơ sở tính lũy tích và định lượng của vị ngữ và các tham tố vị từ. Vị ngữ lũy tích quy định ý nghĩa thể vô đích và vị ngữ định lượng quy định giá trị thể hữu đích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w