2. Các phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; 3 Các ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố.
3.2.4. Nhóm giải pháp về duy trì nguồn nhân lực:
Do đặc thù là cơ quan hành chính Nhà nước nên UBND thành phố Vũng Tàu không thể áp dụng một số chính sách mà các đơn vị doanh nghiệp thường áp dụng như: Chính sách lương, thưởng,... để thu hút và động viên CBCC vì UBND thành phố phải tuân thủ các quy định của Nhà nước (hệ thống thang lương theo ngạch, bậc, phúc lợi, phụ cấp,...). Do đó, chỉ có thể dựa vào kết quả đánh giá công việc của CBCC mỗi năm để bình xét thi đua, đề bạt CBCC. Vì thế việc đánh giá đúng kết quả công việc của CBCC hết sức có ý nghĩa đối với cơ quan Nhà nước nói chung, UBND thành phố Vũng Tàu nói riêng.
Thực trạng tại UBND thành phố Vũng Tàu cho thấy gần như tất cả CBCC hiện nay chưa thật sự hài lòng với việc đánh giá công việc của CBCC theo quy định hiện hành . Do đó, để việc đánh giá kết quả công việc của CBCC có tính khoa học, là cơ sở để công tác quy hoạch, đề bạt CBCC được hợp lý hơn, cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.4.1.Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc:
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp chi tiết dưới đây:
* Phải khách quan khi thực hiện công việc:
Chính việc thực thi công việc của CBCC tại cơ quan NN còn chưa thực chất, còn hiện tượng “cả nể”, đánh giá cho qua chuyện,... một phần do những ảnh hưởng của tâm lý,.. đã thể hiện sự kém chuyên nghiệp của nền hành chính.
Giải pháp này trước tiên giúp cho CBCC của UBND huyện Long Thành hiểu được ý nghĩa của công tác đánh giá kết quả thực thi công việc đối với cơ quan, đơn vị và đối với cá nhân mình, từ đó có trách nhiệm và có tính khách quan hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá.
Để giải pháp có tính chất cơ bản và được thực hiện lâu dài là phải dần dần thay đổi cách thức làm việc, từ chỗ chủ yếu dựa trên quan hệ tình cảm, đổi sang cách làm việc một cách khách quan, làm vì công việc chứ không vì cá nhân, vì quan hệ và đòi hỏi
công vụ nói chung mới có hiệu quả thật sự.
Tuy vậy, giải pháp này thật sự chưa có tính khoa học vì thật khó để kiểm soát tình cảm trong mỗi cá nhân CBCC, nhìn chung mang tính “chữa cháy” trong nền công vụ hiện nay. Do đó cũng cần khẩn trương tìm giải pháp có tính khoa học hơn, có thể định lượng được.
* Xây dựng phương pháp đánh giá kết quả công việc có tính khoa học và hiệu quả
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và linh hoạt:
Trong tình hình thực tế của nền công vụ Việt Nam nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng, nhìn chung phương pháp đánh giá dựa theo ý kiến nhận xét mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng vẫn còn tương đối phù hợp bởi vì chưa có phương pháp đánh giá nào có tính khoa học hơn để áp dụng. Tuy nhiên, trường hợp tất cả CBCC thực hiện nghiêm túc phương pháp này, hiệu quả mang lại cũng rất có ý nghĩa.
Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả làm việc, CBCC cần thực hiện nghiêm phương pháp đánh giá dựa theo ý kiến nhận xét nhưng áp dụng linh hoạt hơn, cụ thể là:
+ Thực hiện nghiêm, khách quan và đúng phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét, đòi hỏi CBCC phải có “cái tâm” trong công việc.
+ Học hỏi và vận dụng phù hợp một số kỹ thuật đánh giá tiên tiến của các phương pháp đánh giá khác đang được sử dụng tại các nền công vụ khác trên thế giới. Điều này thể hiện “cái tầm” của CBCC làm công tác quản lý NNL.
+ Nghiên cứu phương pháp đánh giá theo hợp đồng đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp để áp dụng vào trong cơ quan NN trên cơ sở đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
-Nhanh chóng xây dựng hệ thống các bản mô tả chức danh công việc:
Đây là một công việc có khối lượng rất lớn, đòi hỏi sự phân tích, nghiên cứu rất công phu và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cần lưu ý là các bản mô tả chức danh không nên xây dựng quá tỉ mỉ, chi tiết, làm ảnh hưởng đến sự chủ động và linh hoạt, sáng tạo của công chức khi thực thi công vụ. Với mỗi bản mô tả chức danh cần làm rõ vị trí của công việc trong tổ chức, kết quả cần đạt đến mức độ nào,…; không nhất thiết phải quy định chi tiết những việc cần làm để đạt được kết quả đó.
trong công tác đánh giá CBCC:
Phương pháp đánh giá CBCC như hiện nay có ưu điểm là đề cao được tính trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị hành chính nhà nước. Nhưng cũng có thể chính điều này là yếu tố tiêu cực, là yếu tố gây cản trở việc đánh giá đúng kết quả công việc của CBCC bởi vì chính những CBCC tham gia vào quá trình đánh giá CBCC đều là những con người cụ thể; tính khách quan và tầm nhìn của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động đánh giá.
Vì vậy, những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần phải thực hiện công vụ một cách người khách quan, có “cái tâm”, vì công việc chứ không vì bản thân hay cá nhân khác. Đặc biệt phải có tư duy, tầm nhìn sáng suốt trong công tác đánh giá, nhìn nhận CBCC.
Tóm lại, việc đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc của CBCC là bước đi cơ bản trong quá trình chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBCC tại UBND thành phố Vũng tàu. Muốn xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại, phải đặc biệt chú trọng công tác này