2. Các phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; 3 Các ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố.
3.2.2.3. Hoàn thiện công tác bố trí công việc:
Qua phân tích số liệu tại chương 2 nhìn chung tất cả các CBCC đều hài lòng với công tác bố trí lao động hiện nay. Tuy nhiên, với công tác bố trí công việc như hiện nay vẫn chưa phát huy được hết năng lực của CBCC. Do đó, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Mạnh dạn giao nhiệm vụ cho các CBCC có đầy đủ trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức để tận dụng sự nhiệt tình, say mê công việc và khả năng sáng tạo, đổi mới tư duy của họ trong quản lý, điều hành.
Căn cứ các chỉ tiêu KT-XH của Thành phố được giao hàng năm, Chủ tịch UBND thành phố phân công nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn để làm cơ sở cho các
mỗi cá nhân trong tập thể lại xây dựng Bảng mô tả công việc cụ thể được cấp trên phân công. Để đảm bảo việc xây dựng Bảng mô tả công việc được thực hiện nghiêm, phải được xem đây là một trong những tiêu chí bắt buộc (giống như hình thức đăng ký thi đua) để xem xét, đánh giá năng lực CBCC hàng năm. Đồng thời Chủ tịch UBND thành phố giao phòng Nội vụ huyện định kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ mới phù hợp với yêu cầu công việc trong toàn cơ quan thuộc huyện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, UBND thành phố sẽ có văn bản trình UBND tỉnh Bà rịa Vũng Tàu, các Sở ngành có liên quan xem xét.
Sau khi xây dựng xong Bảng tiêu chuẩn CBCC (xem mục 3.2.3.4) và tiến hành đánh giá năng lực nhân viên (xem mục 3.2.3.5) một cách khách quan; Lãnh đạo cơ quan căn cứ vào kết quả đánh giá này để bố trí “đúng người, đúng việc” theo nguyên tắc: Mỗi công việc đều có người phụ trách, một người có thể phụ trách nhiều công việc nhưng một công việc không được quản lý bởi nhiều người để tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Để nhân viên mới tuyển dụng được làm những công việc phù hợp với năng lực và sở trường của họ, cơ quan cần thực hiện việc chọn đúng người, đúng việc ngay từ giai đoạn tuyển dụng nhân viên. Nhân viên, cán bộ, công chức thỏa mãn với công việc, thì mới kích thích khả năng sáng tạo của họ. Đặc biệt, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần quan tâm đến năng lực cá nhân của cán bộ, công chức, nhân viên. Năng lực cá nhân bao gồm tri thức, tư duy, kỹ năng, kỹ xảo, sức khỏe, kinh nghiệm, sở trường…mỗi loại công việc sẽ phù hợp với từng nhóm người nhất định. Vì vậy, lãnh đạo cần nhận biết nhóm người nào có những năng lực cá nhân nào phù hợp với công việc, để từ đó phân công, giao nhiệm vụ phù hợp hơn; mạnh dạn hoán đổi, luân chuyển cán bộ khi phát hiện nhân viên không còn phù hợp với vị trí công việc được phân công, để sắp xếp vào vị trí công việc phù hợp với năng lực cá nhân, sở trường, hoặc nhằm phát hiện nhân tố mới trong các cá nhân tiêu biểu có triển vọng để họ phát huy tối đa khả năng sáng tạo, sở trường công tác, khẳng định mình qua đó nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc cũng như qui hoạch cán bộ.
- Cần tập trung cơ cấu lại lao động của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc đối với các vị trí không phù hợp. Việc cơ cấu lại phải dựa trên cơ sở kết quả của việc đánh giá, phân tích, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, nhân viên theo bảng tiêu chuẩn, bảng mô tả công việc đã xây dựng. Do cơ cấu lại nên không thể thực hiện một
đúng lý, hợp tình, nhằm bảo đảm duy trì tính ổn định, tạo tâm lý yên tâm, cũng như môi trường làm việc thoải mái cho đội ngũ cán bộ công chức nói chung và mỗi người lao động nói riêng. Cách cơ cấu lại lao động được thực hiện cho từng trường hợp, có thể là điều động, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, nhân viên sao cho công việc mới đảm nhận phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường của người lao động để đạt được hiệu quả công việc cao nhất; đối với cán bộ, công chức, nhân viên lớn tuổi, không đủ chuẩn về trình độ chuyên môn mà không thể đào tạo thì vận động nghỉ hưu hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước theo qui định hiện hành.
- Việc bố trí lại cán bộ, công chức, nhân viên phải nhất thiết dựa trên yêucầu công việc, đống thời tính đến yếu tố định hướng phát triển trong thời gian tới. Việc bố trí lại lao động giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên đảm nhận công việc phù hợp với năng lực, sở trường góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và hoạt động của bộ máy. Đồng thời phải kiên quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy, cơ quan, tổ chức đơn vị đối với cán bộ, công chức, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc làm việc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chất lượng, hiệu quả công việc thấp, vi phạm pháp luật, kỷ luật…muốn làm được việc này thì cần phải công khai, minh bạch các tiêu chí, tiêu chuẩn vị trí công tác tại mỗi cơ quan, đơn vị. Thực hiện dân chủ trong cơ quan bằng các phương pháp bình bầu phù hợp để sắp xếp bố trí lại cũng như buộc thôi việc.