Kết quả nghiên cứu ở Bắc Giang (2011) cho thấy, mô hình điểm thức ăn đường phố ở Thị trấn Đồi Ngô (huyện Lục Nam) đã đạt hiệu quả tốt với 74,6% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, cao hơn rõ rệt; tỷ lệ nhân viên được khám sức khỏe định kỳ, đúng quy định tương ứng là 73,7% và 50,9%; tỷ lệ nhân viên được tập huấn kiến thức là 83,9% và 54,4% [48].
chứng nhận cơ sở đủ điểu kiện ATTP, trước can thiệp là 86,7%, tăng lên 100% sau can thiệp. Hiệu quả triển khai mô hình cải thiện ATTP dịch vụ ăn uống tại một số phường, thị trấn thành phố Hà Nội năm 2010-2011 cũng tăng từ 52,4% lên 81,6% sau can thiệp [96]. Tỷ lệ này đã phản ánh hiệu quả của các giải pháp can thiệp thực thi pháp luật về ATTP. Những cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm có tỷ lệ vi phạm về ATTP thấp hơn những cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận.
Các giải pháp can thiệp đã tác động tích cực đến tình trạng vệ sinh cơ sở của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các chỉ tiêu “Chất tẩy rửa đủ nhãn mác theo quy định”; “Nhà vệ sinh cách biệt, cửa không quay ra khu chế biến thực phẩm”; “Ít nhất có một nhà vệ sinh cho 25 người sử dụng” đều được cải thiện ở nhóm can thiệp. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa vì đó là những tiêu chí thay đổi hành vi ứng xử pháp luật ATTP. Chủ cơ sở đã phải thay đổi toàn bộ kết cấu của nhà để bố trí lại cửa nhà vệ sinh và tăng thêm nhà vệ sinh không quay ra khu vực chế biến thực phẩm để đáp ứng theo quy định pháp luật.
Đánh giá hiệu quả với nhóm các tiêu chí quy định điều kiện kết cấu khu chế biến và khu vực ăn uống của các cơ sở “Kết cấu nhà cửa chắc chắn, đảm bảo vệ sinh; tường nhà phẳng, dễ cọ rửa; không có ruồi, nhặng” đều duy trì tốt trước và sau can thiệp. Tỷ lệ cơ sở có phòng/khu thay đồ bảo hộ lao động riêng biệt ở nhóm can thiệp đã tăng từ 80% (trước can thiệp) lên 96,6% (sau can thiệp); trần nhà phẳng, sáng màu, không dột, hệ thống cống thải tăng từ 96,6% lên 100%. Đặc biệt số cơ sở có lưới bảo vệ ở hệ thống chiếu sáng ở nhóm can thiệp tăng từ 76,6% lên 96,6% (sau can thiệp), sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05, chỉ số hiệu quả là 26,09%. Kết quả nghiên cứu này tương tự như kết quả nghiên cứu can thiệp tại thành phố Hà Nội năm 2013- 2014 [108]. Đây là điều kiện thực thi pháp luật rất khó thực hiện vì liên quan đến kết cấu hạ tầng của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt với một quận nội thành có diện tích rất hẹp như quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các mô hình can thiệp tại quận Hai Bà Trưng đã có hiệu quả và tác động rất lớn làm thay đổi nhận thức hành vi và thực hành pháp luật của chủ các cơ sở.
116