THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT ATTP CỦA MỘT SỐ

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trang 73)

KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI NĂM 2013.

Thông tin chung

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Độ tuổi Chủ/ Quản lý Nhân viên Tổng

SL % SL % SL % ≤ 20 0 0,0 30 5,0 30 3,5*** 21-40 96 38,4 418 69,1 514 60,1 41-60 125 50,0 147 24,3 272 31,8 > 60 29 11,6 10 1,6 39 4,6 Tổng 250 100 605 100 855 100 ***: p<0,000

Qua bảng trên, chủ hoặc người quản lý cơ sở có độ tuổi 41 – 60 tuổi chiếm nhiều nhất 50,0%, độ tuổi 21 – 40 chiếm 38,4% và đối tượng nghiên cứu dưới 20 tuổi không có. Với nhân viên chế biến tại các cơ sở, độ tuổi từ 21 – 40 chiếm 69,1%, từ 41 – 60 chiếm 24,3%, trên 60 chiếm 1,6% và dưới 20 tuổi chiếm 5%.

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Chủ/Quản lý (n=250) Nhân viên (n= 605) Tổng (n=855) SL % SL % SL %

Không biết đọc, biết viết 0 0,0 1 0,2 1 0,1***

Tiểu học 6 2,4 14 2,3 20 2,3

Trung học cơ sở 25 10,0 127 21,0 152 17,8

Trung học phổ thông 90 36,0 224 37,0 314 36,8 Trung cấp, cao đẳng 58 23,2 215 35,5 273 32,0

Đại học, trên đại học 71 28,4 24 4,0 95 11,0

***p<0,000 (test 2)

Bảng 3.2 cho thấy trình độ học vấn của chủ hoặc người quản lý cơ sở chủ yếu là bậc phổ thông trung học (36,0%) và đại học, trên đại học (28,4%); không có người không biết đọc, biết viết. Đối tượng nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm có trình độ học trung học phổ thông là 37% và 35,5% trung cấp, cao đẳng; có 0,2% không biết đọc, biết viết.

62

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cơ sở theo số nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm (n=250)

Biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ cơ sở sử dụng trên 3 nhân viên chiếm 52,4%, sử dụng 2 nhân viên chiếm 30,8% và 1 nhân viên chiếm 16,8%.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (n=250)

Theo biểu đồ 3.2, số cơ sở có đủ giấy chứng nhận ATTP đạt 83,6%; còn 16,4% cơ sở, tương ứng với 41 cơ sở chưa có giấy hoặc giấy hết hạn.

Hộp 3.1: Thảo luận nhóm trọng tâm về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Ý kiến của một đại diện ban chỉ đạo quận cho biết: "Hiện chưa có Thông tư hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Mới có hướng dẫn tạm thời của Sở Y tế Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, do đó rất khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống". Có 35/50 người trong nhóm thảo luận đồng tình với ý kiến trên.

Có 15/15 chủ cơ sở nhà hàng và 15/15 đại diện ban chỉ đạo ATTP quận, phường tham gia thảo luận nhất trí cùng ý kiến: “Vừa rồi ra quy định thu lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, năm trước chỉ là 250.000đ, năm nay là 1.150.000đ. Lệ phí này đối với nhà hàng lớn thì không vấn đề gì, nhưng với các cửa hàng nhỏ, ít khách thực hiện quy định này rất khó khăn. Do đó nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không đi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP”.

Kết quả nghiên cứu định tính trên cho thấy: đa phần những người tham gia thảo luận đưa ra những khó khăn khách quan và chủ quan trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)