PHÁP LUẬT VỀ ATTP CỦA MỘT SỐ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI NĂM 2013-2014
Thành công của các chương trình ATTP phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các biện pháp và công cụ hợp lý. Các biện pháp và công cụ chính đang được sử dụng tại các quốc gia phát triển là GHP, GMP, HACCP [28].
Tại Việt Nam, đã có nhiều giải pháp, mô hình can thiệp được nghiên cứu áp dụng để nâng cao chất lượng quản lý ATTP, hạn chế các vụ NĐTP và số người bị NĐTP trên cả nước. Các mô hình: quản lý thức ăn đường phố, đề án kinh doanh dịch vụ ăn uống, quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn, mô hình làng văn hóa sức khỏe, giám sát ATTP dựa vào cộng đồng, giám sát ATTP dựa vào quân dân y kết hợp, xây dựng chợ an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm an toàn [20] [36]. Tất cả các giải pháp, mô hình can thiệp trên đã phần nào phát huy được hiệu quả trong quản lý an toàn thực phẩm. Các giải pháp, mô hình can thiệp đã nhân rộng và áp dụng phù hợp.
Tại quận Hai Bà Trưng, công tác ATTP đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quận, phường quan tâm, đưa vào nghị quyết của quận ủy, đảng ủy và hội đồng nhân dân các cấp. Ban chỉ đạo ATTP của quận, phường được kiện toàn và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Cán bộ quản lý ATTP của quận, phường Bùi Thị Xuân được đào tạo, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật ATTP, kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý ATTP, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật ATTP của 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được can thiệp.
114
100% chủ cơ sở, người quản lý và nhân viên tại 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn Luật ATTP; nghị định 38/2012/NĐ-CP của chính phủ, thông tư 15/2012/TT-BYT, thông tư 30/2012/TT-BYT, thông tư 47/2014/TT-BYT của Bộ Y tế. 30/30 cơ sở được can thiệp đã tham gia hội thi tìm hiểu các quy định của thông tư 30/2012-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Các cơ sở đã ký cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật ATTP, sử dụng rau, củ, quả và thực phẩm an toàn tại cơ sở. Các cơ sở can thiệp được cấp đầy đủ quyển tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật ATTP, sổ kiểm thực 3 bước, sổ theo dõi và xử lý ngộ độc thực phẩm tại cơ sở, sổ xuất nhập thực phẩm; các biểu mẫu báo cáo, thống kê về ATTP tại cơ sở.
Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, giáo dục nhằm tuyên truyền các quy định của pháp luật ATTP tới người dân và người kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân. Người dân chủ động, quan sát, phát hiện những vi phạm pháp luật ATTP cho cơ quan chính quyền địa phương xử lý kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát được tổ chức thường xuyên, đột xuất, theo chuyên đề tại cơ sở để chấn chỉnh kịp thời những vi phạm của cơ sở. Ban chỉ đạo ATTP quận được giao ban định kỳ 1 quý/1 lần, 1 tháng/1 lần đối với phường để đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực thi, thực hiện các giải pháp can thiệp. Các giải pháp được triển khai đồng bộ, có hiệu quả tại 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của phường Bùi Thị Xuân được can thiệp.