2.2.4.1. Thiết kế can thiệp
Mô hình can thiệp đầu cuối, có đánh giá trước và sau can thiệp.
Sơ đồ mô hình can thiệp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2.2.4.2. Mục tiêu can thiệp
Mục tiêu can thiệp nhằm cải thiện, nâng cao thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Xây dựng giải pháp can thiệp
CAN THIỆP
Đánh giá CSHQ trước và sau can thiệp
+ Điều kiện vệ sinh cơ sở;
+ Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ; + Điều kiện vệ sinh thực phẩm;
+ Điều kiện vệ sinh cá nhân (kiến thức, thực hành pháp luật ATTP của Chủ/người quản lý cơ sở và nhân viên chế biến thực phẩm).
1. Truyền thông giáo dục pháp luật về ATTP
2. Tập huấn, cấp xác nhận kiến thức cho đối tượng NC 3. Tổ chức quản lý, cấp giấy chứng nhận ATTP
4. Triển khai kiểm tra, giám sát
5. Xây dựng hệ thống thu thập, thống kê và báo cáo ATTP
Giải pháp can thiệp nâng cao thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Nhóm can thiệp
CAN THIỆP
Điều tra ngang
2.2.4.3. Các giải pháp can thiệp
* Các giải pháp can thiệp gồm:
- Giải pháp truyền thông pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm, kỹ năng quản lý của những người làm công tác an toàn thực phẩm của phường Bùi Thị Xuân. Nâng cao kiến thức và thực hành của người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được can thiệp về các quy định pháp luật an toàn thực phẩm. Giới thiệu và áp dụng quy chuẩn trong chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở được can thiệp ở phường Bùi Thị Xuân.
Tại 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được can thiệp:
- Tổ chức cam kết thực hiện các tiêu chí về an toàn thực phẩm trong chế biến, kinh doanh.
- Triển khai các điểm sử dụng rau, củ, quả và thực phẩm an toàn tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Hướng dẫn làm hồ sơ và thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi, thúc đẩy các đối tượng chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống thu nhập, thống kê báo cáo an toàn thực phẩm. - Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trên nhóm tác động.
* Vai trò của các thành viên trong triển khai các giải pháp can thiệp:
- Chính quyền quận, phường và y tế quận, phường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động can thiệp. Tổ chức, chỉ đạo điều hành các hoạt động của giải pháp can thiệp. Huy động mọi nguồn lực như: khu dân cư, tổ dân phố, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cơ sở và đông đảo nhân dân trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân tích cực tham gia các hoạt động. Cán bộ y tế quận, phường tham mưu cho UBND các cấp triển khai có hiệu quả các hoạt động về quản lý ATTP. Phối hợp, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành từ quận đến phường.
52
đoàn thể tại cơ sở và người dân phường Bùi Thị Xuân có trách nhiệm phối hợp truyên truyền, giáo dục, vận động các hội viên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng thực phẩm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ATTP. Chủ động giám sát, phát hiện những vi phạm để thông báo kịp thời cho quận, phường quản lý, kiểm tra và giám sát.
- Chủ hoặc người quản lý các cơ sở và người tham gia chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATTP.
* Các hoạt động cụ thể:
- Công tác tổ chức, chỉ đạo và tăng cường quản lý nhà nước về ATTP:
+ Ban chỉ đạo ATTP cấp quận, phường được kiện toàn, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong việc tổ chức triển khai hoạt động. Giao ban định kỳ 01 quý/01 lần, đánh giá kết quả hoạt động, nêu rõ ưu điểm, khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp hoạt động tiếp theo. Ủy ban nhân dân quận, phường Bùi Thị Xuân xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tháng, quý, năm và kèm theo dự toán kinh phí.
+ Đào tạo, tập huấn ban chỉ đạo ATTP phường Bùi Thị Xuân; đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận, phường Bùi Thị Xuân 06 lần với 1080 người tham gia để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về lĩnh vực ATTP; kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động; hướng dẫn và tư vấn, truyền thông cho cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ATTP; kỹ năng kiểm tra, giám sát và xử phạt; cập nhật những quy định mới về lĩnh vực ATTP.
- Công tác truyền thông, giáo dục:
+ Đa dạng hóa các hoạt động trên mọi phương tiện thông tin đại chúng như: phát tờ rơi, tuyên truyền Luật ATTP, thông tư, nghị định hướng dẫn luật tới hộ gia đình; căng treo khẩu hiệu, palô, áp phích. Duy trì phát thanh trên loa của phường 3- 4 lần/tuần 5-7 phút/1 lần, tăng thời lượng phát thanh vào dịp lễ, tết, trung thu, tháng hành động vì chất lượng ATTP và khi có dịch bệnh. Phát băng cát séc cho các trường học, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân.
+ Nội dung tuyên truyền, giáo dục ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu và dễ thuộc. + Tổ chức hội thi cho các cơ sở được can thiệp tìm hiểu các quy định của Thông tư 30/2012 - BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Công tác quản lý, đào tạo tập huấn cơ sở:
+ Điều tra, cập nhật danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để kịp thời quản lý, tư vấn và hướng dẫn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATTP.
+ Giao ban, tập huấn, xác nhận kiến thức cho 785 lượt chủ và người trực tiếp chế biến thực phẩm để cập nhật và nâng cao kiến thức, thực hành các quy định của pháp luật về ATTP, nhận xét kết quả hoạt động của các cơ sở và phương hướng hoạt động tiếp theo. Động viên các cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và hoàn thiện các điều kiện theo quy định của pháp luật. 100% cơ sở ký cam kết và thực hiện đúng cam kết các tiêu chí về ATTP trong chế biến, kinh doanh thực phẩm với phòng Y tế, UBND các phường.
+ Khám sức khỏe định kỳ 01 lần trong năm cho 191 lượt chủ cơ sở và nhân viên chế biến thực phẩm.
+ Niêm yết công khai thủ tục, quy định hành chính về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại quận, phường Bùi Thị Xuân, phòng Y tế và trên mạng nội bộ của quận.
+ Quận, phường tập huấn, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoàn thiện hồ sơ và các điều kiện để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hậu kiểm việc cấp giấy chứng nhận 15% tổng số cơ sở. Những cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm yêu cầu đóng cửa, dừng hoạt động và bàn giao cho phường giám sát.
- Triển khai các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn: hội, chi hội phụ nữ phường Bùi Thị Xuân triển khai các điểm kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn. 100% bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện trên địa bàn
54
phường Bùi Thị Xuân đăng ký và sử dụng rau, củ, quả, thực phẩm an toàn.
- Công tác kiểm tra, giám sát:
+ Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận, phường duy trì kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 06 tháng/lần đối với cấp quận, 01 quý/lần đối với cấp phường. Đoàn kiểm tra hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.
+ Đoàn kiểm tra liên ngành quận kiểm tra, giám sát việc tổ chức, triển khai công tác ATTP tại các phường, chợ, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận 02 lần/năm. Các đơn vị tự kiểm tra, giám sát thường xuyên tại đơn vị mình.
+ Kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, đột xuất, theo chuyên đề, theo yêu cầu và theo kế hoạch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tăng cường kiểm tra trong các dịp lễ, Tết, tháng hành động vì chất lượng ATTP, các hội nghị trong nước và quốc tế. Kiểm tra, giám sát được 204 lượt tại 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được can thiệp.
- Công tác thu thập thông tin, thống kê, báo cáo: ứng dụng khoa học công nghệ thông tin liên mạng từ quận đến phường, từ phòng y tế, trung tâm y tế tới các trạm y tế phường để cập nhật, thống kê, báo cáo kịp thời.