Thực trạng điều kiện vệ sinh cơ sở nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trang 75)

Bảng 3.3: Thực trạng điều kiện nhà vệ sinh (n=250)

Điều kiện nhà vệ sinh SL TL (%)

Đủ nước, sạch 247 98,8

Khu vực rửa tay có xà phòng và khăn lau tay sạch 182 72,8 Chất tẩy rửa đủ nhãn mác theo quy định 240 96,0 Nhà vệ sinh cách biệt, cửa không quay ra khu chế biến 226 90,4 Ít nhất có một nhà vệ sinh cho 25 người sử dụng 223 89,2

Qua bảng 3.3, số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có ít nhất một nhà vệ sinh đủ cho 25 người sử dụng chiếm 89,2%. 98,8% nhà vệ sinh đủ nước, sạch; 96% sử dụng hóa chất tẩy rửa đủ nhãn theo quy định; nhà vệ sinh cách biệt, cửa không quay ra khu vực chế biến thực phẩm đạt 90,4%. Tuy nhiên, khu vực rửa tay có xà phòng và khăn lau tay sạch mới đạt 72,8%.

Bảng 3.4: Thực trạng vệ sinh rác thải của các cơ sở (n=250)

Điều kiện vệ sinh rác thải SL TL (%)

Đủ dụng cụ thu gom rác thải, chất thải 248 99,2 Dụng cụ chứa rác thải, chất thải kín, không dễ vỡ và sạch 239 95,6

Thu dọn rác hàng ngày 249 99,6

Đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ 248 99,2

Đạt tất cả các tiêu chí trên 236 99,4

Nhìn bảng 3.4, thực trạng vệ sinh rác thải của các cơ sở khá tốt. 99,6% cơ sở thu dọn rác hàng ngày; có đủ dụng cụ thu gom rác thải, chất thải và đủ nước sạch chế biến, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ đạt 99,2%; dụng cụ chứa rác thải, chất thải kín, không dễ vỡ và sạch đạt 95,6%. Đa số cơ sở đạt tất cả các tiêu chí trên (99,4%).

64

Bảng 3.5: Thực trạng kết cấu khu chế biến, khu ăn uống (n=250)

Điều kiện kết cấu khuchế biến và khu ăn uống SL TL (%)

Kết cấu nhà cửa đạt yêu cầu 237 94,8

Tường nhẵn, dễ cọ rửa, đảm bảo vệ sinh 225 90,0 Trần phẳng, sáng màu, không dột, không rêu mốc, sạch 222 88,8 Sàn không đọng nước, không trơn trượt, dễ vệ sinh 233 93,2

Phòng/khu thay đồ riêng biệt 204 81,6

Khu chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt 232 92,8 Khu ăn uống có ít nhất 1 bồn rửa tay cho 50 người 202 80,8 Hệ thống chiếu sáng

- Đủ ánh sáng 246 98,4

- Lưới bảo vệ 185 74,0

Cống thoát không ứ đọng nước và rác thải 243 97,2

Không có ruồi, nhặng 248 99,2

Trên 90% cơ sở đạt các tiêu chí: kết cấu nhà cửa chắc chắn, đảm bảo vệ sinh, không có vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật xâm nhập, cư trú; tường nhà nhẵn, dễ cọ rửa, vệ sinh; sàn nhà không đọng nước, không trơn trượt, dễ vệ sinh; khu chế biến sống, chín riêng biệt. 97,2% cơ sở có cống thoát không ứ đọng nước và rác thải; 99,2% không có ruồi, nhặng. Hệ thống chiếu sáng đạt tỷ lệ thấp hơn với 98,4% đủ ánh sáng và 74,0% lắp lưới bảo vệ hệ thống chiếu sáng.

Hộp 3.2: Thảo luận nhóm trọng tâm về điều kiện khu chế biến, khu vực ăn uống

Một chủ cơ sở có ý kiến: “Chúng tôi cũng muốn cải tạo lại cửa hàng nhưng dạo này làm ăn khó quá, khách ít, giá thuê nhà tăng, đầu tư nhiều thứ quá. Thôi thì hoàn thiện dần dần”.

Một ý kiến của chủ cơ sở khác: “Cũng biết là nhà xuống cấp phải cải tạo lại nhiều chỗ nhưng nhà đi thuê bây giờ mình sửa tháng sau họ không cho thuê nữa thì mình lại mất công, nên cứ để thế để kinh doanh”.

Có 5/50 người thảo luận đồng tình với ý kiến trên; 40/50 người còn lại cho rằng cần phải tìm cách cải tạo để đáp ứng theo quy định; có 5 người trong nhóm thảo luận không có ý kiến gì.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)