Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo

Căn cứ vào chương trình khung đã được Bộ GD&ĐT công nhận, ban hành, nhà trường xây dựng chương trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo có thể gắn với một ngành hoặc một vài ngành đào tạo. Việc xây dựng chương trình đào tạo đó thường do Hội đồng chuyên môn của nhà trường đảm nhận và điều hành. Chủ tịch Hội đồng đó là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách, các thành viên trong hội đồng là các trưởng khoa hoặc tổ bộ môn trực thuộc. Phần chi tiết nội dung cụ thể trong các môn học do các khoa, tổ bộ môn xây dựng, sau đó trình hội đồng và thông qua. Từ chương trình chi tiết đã được phê duyệt, các khoa, các tổ bộ môn tiến hành xây dựng tập bài giảng hoặc giáo trình phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Nội dung đào tạo phải được bám sát vào mục tiêu đào tạo của nhà trường đó. Đó cũng chính là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo tại nhà trường.

- Chương trình đào tạo được xây dựng, phát triển dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành.

Tại Điều 10 trong Điều lệ trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) có nêu rõ: “Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của Nhà nước; Xây dựng Chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở Chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành”.

- Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu giáo dục trình độ cao đẳng Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

- Chương trình đào tạo đào tạo đảm bảo đầy đủ các nội dung, phân bổ hợp lý. Đồng thời, cần đảm bảo tính logic, khoa học, hiện đại, cập nhật, tính kế thừa và phát triển.

Trong Luật giáo dục cũng quy định rõ về nội dung giáo dục đại học nói chung và nội dung trình độ cao đẳng nói riêng: “Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới. Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”. [1]

Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các chương trình nâng cao kiến thức khác phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, giới thiệu công nghệ mới cho các đối tượng có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức theo đúng quy định hiện hành. Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thông

Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông dọc giữa các trình độ và liên thông ngang giữa các ngành, nhóm ngành, phù hợp với phương thức đào tạo, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội học tập, thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w