8. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, công tác quản lý hoạt động đào tạo trong trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại còn có những hạn chế sau đây:
- Một số bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động đào tạo, chưa quan tâm tới một số nội dung quản lý không có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc cá nhân của họ.
- Hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên trong nhà trường chưa được quan tâm và chú trọng. Hầu hết sinh viên chưa nhận thức được vai trò của hoạt động thực hành đối với chuyên ngành học của mình. Do đó chưa có
ý thức nghiêm túc khi tham gia thực hành. Một phần do cơ sở vật chất nhà trường chưa được trang bị đầy đủ phục vụ cho hoạt động đó.
- Hoạt động nghiên cứu cho sinh viên và CBQL, GV chưa được đề cao trong nhà trường. Hoạt động mới chỉ dừng ở việc triển khai, chưa có biện pháp động viên, kích thích cá nhân tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển. Hơn nữa, các CBQL, GV, SV chưa nhận thức được ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
- Công tác kiểm tra - đánh giá thực hiện các nội dung quản lý hoạt động đào tạo chưa thật sự dành được quan tâm từ phía đội ngũ cán bộ trong nhà trường. Hầu hết ở các nội dung quản lý, công tác kiểm tra - đánh giá chưa thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt hiệu quả. Trong khi nhân lực cho công tác kiểm tra, thanh tra cho hoạt động đào tạo còn hạn chế: Số lượng cán bộ, chuyên viên Phòng Thanh tra – Khảo thí gồm 4 thành viên.
- Cơ sở vật chất nhà trường tuy về cơ bản đảm bảo để triển khai hoạt động đào tạo nhưng nhà trường vẫn chưa xây dựng kế hoạch để phát triển trường sở cùng với những trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động đào tạo, đặc biệt là cho hoạt động thực hành. Hơn nữa, nguồn tài chính để nhà trường trang trải, đầu tư cho công tác đó còn hạn chế.
- Công tác ứng dụng CNTT tuy được triển khai ở một số nội dung quản lý hoạt động đào tạo nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đi vào chiều sâu và triển khai rộng rãi. Điều này là do nhà trường chưa có kế hoạch tổng thể về việc thiết lập các hệ thống thông tin trên các phần mềm phục vụ hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập.
- Nhà trường chưa thực hiện tốt công tác tìm hiểu, điều tra về nhu cầu nguồn nhân lực cùng yêu cầu người lao động của các tổ chức tham gia tuyển dụng, dẫn tới tình trạng những năm gần đây, sinh viên tốt nghiệp ra trường
tìm kiếm công việc khó khăn. Điều này ảnh hưởng tới số lượng sinh viên tham gia đăng ký thi tuyển, xét tuyển vào trường trong những năm sau đó.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trong trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại, có thể nhận thấy công tác quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường được thể hiện qua nhiều nội dung, các cấp lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể đội ngũ CBQL, GV, SV đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả tốt trong công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế, làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo trong nhà trường. Do đó, yêu cầu đặt ra là nhà trường cần có các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo một cách khoa học, phù hợp, khả thi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Từ những căn cứ của việc khảo sát thực trạng nêu trên, tác giả luận văn xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những những mặt mạnh trong hoạt động đào tạo tại nhà trường, đưa công tác quản lý hoạt động đào tạo ngày một tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI