8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý hoạt động giảng dạy giảng viên
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV. Quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV trong trường cao đẳng là nhằm bảo đảm cho GV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ: chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn, thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự nhà giáo; tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với sinh viên, thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV.
Quản lý giảng dạy của GV nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của GV; mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc để GV hoàn thành đầy đủ các nội dung trong quy định về nhiệm vụ của người GV. Nội dung quản lý bao gồm:
- Tổ chức cho GV nghiên cứu quán triệt nguyên lý, phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV: kế hoạch; nội dung giảng dạy; tiến trình lên lớp.
- Xây dựng quy chế đào tạo, chế độ làm việc cho đội ngũ GV. Đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của GV; Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch về thời gian, khối lượng và kiến thức; Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của GV; Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ, sổ ghi đầu bài, sổ tay GV, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo... qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học để xem xét quá trình giảng dạy của GV; Dự lớp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết, yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của GV. Đồng thời, cần quán triệt, triển khai tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của GV.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cho GV trong nhà trường. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ GV: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho GV về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu; Gửi đi đào tạo tại cơ sở khác. Bên cạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho GV, nhà trường cũng cần quan tâm đến nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực của GV nhằm tạo điều kiện tốt nhất để GV gắn bó trung thành và tận tụy với công tác của họ.
- Tổ chức các buổi họp, hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV.