8. Cấu trúc luận văn
1.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo
Thuật ngữ Công nghệ thông tin (Information Technology) theo nghĩa rộng gồm cả hai lĩnh vực có quan hệ với nhau: Tin học và viễn thông. Quan điểm của Unesco về công nghệ thông tin được đề cập trong Nghị quyết chính phủ số 49/CP kí ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
CNTT được ứng dụng rộng rãi để thiết lập các cơ sở dữ liệu và kho thông tin phong phú trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong mọi cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức. Trong các cơ sở giáo dục, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục - đào tạo mang lại những thay đổi đáng kể. Việc kết hợp hài hòa giữa công nghệ thông tin và giáo dục có thể cung cấp những công cụ, phương pháp và phương tiện mới để thực hiện các hoạt động có hiệu quả hơn bởi nhờ có các tiện ích CNTT chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc; có khả năng chuyển thông tin nhanh chóng...Chính vì có vai trò đó mà CNTT trở thành một phần trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Trong công tác giảng dạy cũng như hoạt động quản lý nhà trường, việc ứng dụng CNTT cũng đã mang lại những tiện ích:
Đối với hoạt động quản lý, ứng dụng CNTT để xây dựng hệ thống thông tin toàn trường về tất cả các vấn đề, yếu tố liên quan: Hệ thống thông tin về sinh viên; Hệ thống thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật; Hệ thống thông tin về cán bộ, giảng viên; Hệ thống thông tin về tài chính; Hệ thống
thông tin về chuyên môn. CNTT góp phần hỗ trợ đổi mới quản lý giáo đục, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
- Trong hoạt động giảng dạy, sử dụng các công cụ, tiện ích của công nghệ truyền thông, kết nối mạng để xây dựng kiến thức cho bài học hấp dẫn, sâu sắc hơn; CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.
Qua đây, chúng ta thấy được phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng nó trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường.