Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo trong nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo trong nhà trường

- Đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường cùng thống nhất trong nhận thức về vai tṛò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, cùng đồng lòng duy trì thực hiện thường xuyên, có hiệu quả công tác. Công tác quản lý hoạt động đào tạo sẽ đạt được kết quả tốt khi được thực hiện theo bản kế hoạch chỉ đạo đã được bàn thảo và hoạch định sẵn.

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động đào tạo trongnhà trường nhà trường

a. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra - đánh giá là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với CBQL, GV, SV trong nhà trường. Thông qua hoạt động kiểm tra - đánh giá, các cá nhân liên quan thu được thông tin “liên hệ ngược” để điều chỉnh hoạt động của họ. Đặc biệt trong hoạt động dạy học, kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa to lớn. Thông qua kết quả kiểm tra - đánh giá, sinh viên nhận biết được trình độ năng lực của bản thân và giảng viên cũng xác định được mức độ nhận thức hiện có của sinh viên để từ đó

có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động dạy. Đồng thời, thông qua hoạt động đó, CBQL nắm bắt được thực trạng dạy học. Từ đó đưa ra những uốn nắn kịp thời những lệch lạc, khuyến khích và hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo mục tiêu giáo dục - đào tạo.

b. Mục tiêu biện pháp

Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo trong nhà trường nhằm đạt mục tiêu sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, đặc biệt là hoạt động dạy học trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- Thông qua hoạt động kiểm tra - đánh giá để xây dựng ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá của các CBQL, GV, SV trong nhà trường. Từ đó hình thành tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của cá nhân.

- Hình thành nề nếp đối với mọi thành viên ở nhà trường trong việc thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế, các quy định trong hoạt động đào tạo.

c. Nội dung biện pháp

- Thực hiện kiểm tra - đánh giá mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo trong nhà trường.

- Thực hiện kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo một cách nghiêm túc ngay khi khóa học bắt đầu, trong đó tập trung vào các khâu của quá trình dạy học.

- Chỉ đạo sát sao lực lượng thực hiện công tác kiểm tra - đánh giá trong công tác hoạt động đào tạo tại nhà trường.

d. Cách thực hiện

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo trong nhà trường.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên nắm vững các quy chế, quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra - đánh giá ở các nội dung hoạt động đào tạo trong nhà trường. Đặc biệt là hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

- Kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cho sinh viên: Phương pháp tự luận; Phương pháp vấn đáp; Phương pháp trắc nghiệm khách quan; Phương pháp xử lý tình huống; Phương pháp thực hành; Làm tiểu luận…Căn cứ vào từng nội dung cụ thể của chương trình môn học, đối tượng người học và điều kiện hiện có mà giảng viên lựa chọn, vận dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá phù hợp.

Chỉ đạo Phòng Thanh tra - khảo thí, Phòng đào tạo phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn bổ sung vào ngân hàng đề thi với kiến thức mới cập nhật, xây dựng đề thi trắc nghiệm ở một số môn lý thuyết chuyên ngành. Ngân hàng đề thi và đáp án được lưu trữ trên cả bản cứng và bản mềm.

- Chỉ đạo Phòng đào tạo và Phòng Thanh tra - khảo thí tổ chức theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức kiểm tra và thi ở các khoa, bộ môn cho đến từng giảng viên.

- Kiện toàn và phát triển lực lượng cán bộ tham gia công tác tại Phòng Thanh tra - khảo thí trong nhà trường. Quán triệt nhiệm vụ của từng cá nhân tham gia công tác. Bộ phận tham gia thanh tra có kế hoạch cụ thể về các nội dung và yêu cầu các hoạt động tiến hành kiểm tra, thanh tra. Sau mỗi đợt kiểm tra đó có báo cáo cụ thể về kết quả kiểm tra, đánh giá cùng kiến nghị đề xuất với Ban lãnh đạo về biện pháp khắc phục những hạn chế của các hoạt động đó.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ nhà trường các hoạt động đào tạo theo kế hoạch ban lãnh đạo. Đồng thời tổ chức kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo giữa các phòng ban, khoa, bộ môn. Các kết quả đó đượ báo cáo trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường trong hội nghị giao ban hoặc báo cáo trực tiếp trên hệ thống mạng nhà trường. Thông qua đó, ban giám hiệu chỉ đạo các phòng ban,

khoa liên quan bổ sung, điều chỉnh nhằm hoàn thiện các tiêu chí đánh giá nội dung kiểm tra và kịp thời ra các quyết định quản lý phù hợp.

e. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc quản lý các hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động đào tạo của nhà trường để mọi thành viên thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc.

- Ban giám hiệu phối hợp với phòng ban, đoàn thể trong nhà trường lựa chọn những CBQL, GV có năng lực tốt và uy tín, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ để đưa vào bộ phận làm nòng cốt trong công tác kiểm tra - đánh giá.

- Cơ chế quản lý của nhà trường phải được xây dựng trên nền tảng dân chủ; tất cả mọi thành viên trong nhà trường phải được quán triệt đầy đủ, kịp thời các nội quy, quy chế chung của toàn trường và các quy định trong công tác chuyên môn của từng cá nhân.

- Lãnh đạo nhà trường có chính sách khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra - đánh giá được thực hiện hiệu quả và có sự đổi mới. Đồng thời tiến hành xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w