Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực người lãnh đạo, quản lý

Hiệu trưởng là người dẫn dắt toàn bộ các hoạt động trong nhà trường nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường đó, đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục nước nhà. Phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả hoạt động trong nhà trường.Yêu cầu về tri thức chuyên môn, kỹ năng quản lý, lãnh đạo cũng như tầm nhìn, khả năng sáng tạo, tính trách nhiệm…là những điều cần có của một người hiệu trưởng.

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào của sinh viên

Một cơ sở giáo dục có chất lượng sinh viên đầu vào tốt cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả công tác đào tạo và ảnh hướng tới công tác quản lý trong nhà trường.

- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo.

Không ai có thể phủ định được vai trò của nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo. Chính khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo. Nhà trường có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức trong nước và nước ngoài. Huy động các nguồn lực xã hội đặc biệt là từ doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động đào tạo. Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn đầu tư này, ban lãnh đạo cùng cán bộ quản lý trong nhà trường cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị và các cá nhân trong xã hội.

Một trong những nhiệm vụ của giáo dục cao đẳng, đại học là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà. Do đó việc hợp tác, liên kết với các tổ chức doanh nghiệp - nơi tiếp nhận nguồn nhân lực đã đào tạo mang ý nghĩa quan trọng. Chỉ khi nắm được những thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng về nguồn nhân lực đó, nhà trường mới có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất tác động vào hoạt động đào tạo trong nhà trường. Do đó, chất lượng công tác liên kết với các tổ chức doanh nghiệp, đơn vị hợp tác là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hoạt động đào tạo là hoạt động chính quan trọng trong mọi nhà trường đại học, cao đẳng. Hoạt động đào tạo là yếu tố cơ bản hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất của người học, đồng thời đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục và phù hợp nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Chất lượng đào tạo là thương hiệu, là uy tín của trường đối với xã hội, quyết định sự thành bại của nhà trường trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Do đó, quản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong nhà trường. Hoạt động đào tạo trong trường cao đẳng chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, mang đặc trưng chung đối với các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong chương 1, tác giả đã trình bày những khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là nội dung quản lý hoạt động đào tạo trong trường cao đẳng. Việc thực hiện tốt những nội dung quản lý hoạt động đào tạo góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhà trường, khẳng định thương hiệu của nhà trường đối với cộng đồng về chất lượng đào tạo.

Những vấn đề lý luận trong chương 1chính là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại trong chương 2. Căn cứ vào đó, trong chương 3, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w