8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Tổ chức liên kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp
a. Ý nghĩa biện pháp
Với mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực mà xã hội thật sự cần, nhà trường cần có được mối quan hệ với các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực đó. Do đó, việc liên kết, liên thông, phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp nhằm giúp nhà trường định hướng và tổ chức các hoạt động để có thể “đào tạo theo nhu cầu”, từng bước nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo.
Hơn nữa, thông qua việc hợp tác này, tạo cơ hội cho người học cập nhật đươc kiến thức, được tiếp cận với công việc chuyên ngành sau khi tốt nghiệp của mình. Thực hiện tốt công tác liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà trường tiết kiệm được một nguồn kinh phí đáng kể về đầu tư cho thiết bị dạy học. Đồng thời, về phía doanh nghiệp - nơi tiếp nhận tuyển dụng nguồn nhân lực không tốn thời gian và kinh phí cho đào tạo lại nguồn lao động đã tiếp nhận.
Bản chất của việc xây dựng mối quan hệ trên xuất phát từ lợi ích chính đáng của các bên: nhà trường, doanh nghiệp và bên thứ ba liên quan (người học, gia đình người học, cộng đồng dân cư, các cơ quan hữu trách…). Nhà trường phải xác định rõ được những gì mình có và những gì mà doanh nghiệp
cần. Sau đó hoàn thiện và giới thiệu năng lực của nhà trường tới doanh nghiệp để thuyết phục, cam kết hợp tác với các doanh nghiệp đó.
b. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp nhà trường giải quyết được chất lượng đào tạo và đáp ứng được những tiêu chuẩn do ngành mà trường đào tạo đã đặt ra.
- Cải thiện công tác đào tạo lực lượng lao động có trình độ, nghiệp vụ, kỹ thuật cao, có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, công việc thực tế của ngành nghề, đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động cho các doanh nghiệp.
c. Nội dung biện pháp
- Tổ chức các hội thảo và buổi giao lưu giữa CBQL, GV với cán bộ tại các đơn vị doanh nghiệp liên quan tới ngành nghề đào tạo.
- Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị doanh nghiệp có ngành nghề nhà trường đang đào tạo để hợp tác trong thực hiện công tác thực tập, thực hành của sinh viên trong trường. Đồng thời mời các cán bộ tại các đơn vị doanh nghiệp đó tham gia công tác giảng dạy tại trường.
- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Đồng thời phối hợp với đơn vị doanh nghiệp xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trên cơ sở kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên.
d. Cách thực hiện biện pháp
- Thành lập bộ phận chuyên trách công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên, thực hiện quan hệ với doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động - Hợp tác tích cực với các doanh nghiệp trong thẩm định, đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Để đảm bảo chương trình đào tạo trong nhà trường phù hợp với yêu cầu năng lực, chuyên môn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, nhà trường mời các chuyên gia tại các doanh nghiệp tham gia góp ý kiến trong quá trình xây dựng
chương trình đào tạo. Đồng thời xin ý kiến phản hồi thông tinh từ phía các doanh nghiệp về chất lượng của nguồn lao động đã được đào tạo từ nhà trường.
- Tích cực chủ động giới thiệu chương trình đào tạo tới các doanh nghiệp, hợp tác đào tạo liên thông, liên kết theo yêu cầu doanh nghiệp, ký kết thỏa thuận cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
- Hợp tác liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong tiếp nhận, hướng dẫn sinh viên thực tập, tạo cơ hội cho người học tiếp cận thực tế, bổ sung kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, cơ hội về việc làm sau khi tốt nghiệp. - Mở rộng tìm kiếm nguồn tài trợ từ doanh nghiệp tạo điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
- Ban lãnh đạo nhà trường trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo giữa nhà trường với đơn vị doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh kịp thời mối quan hệ đó nhằm đạt mục tiêu phát triển của nhà trường.
e. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần được sự quan tâm đầu tư về kinh phí của Bộ, ngành trung ương về hoạt động liên kết, phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp.
- Ban lãnh đạo nhà trường cần nhạy bén, xây dựng quan hệ ngoại giao tốt với các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế phối hợp giữa nhà trường với đơn vị doanh nghiệp.
- Nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cần phải có sự tham gia hợp tác của các đơn vị doanh nghiệp, để các đơn vị đó chủ động đưa việc tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên vào kế hoạch công tác của mình.
- Ban lãnh đạo nhà trường đưa ra các chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo. Đồng thời, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xét các danh hiệu thi đua vào cuối năm học.