Tăng cường công tác quản lý hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 115)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học của sinh viên

a. Ý nghĩa của biện pháp

Hiện nay, trên thực tiễn tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng nói chung cho thấy trong hoạt động học tập của sinh viên còn nặng nhiều lý thuyết, thiếu những vận dụng thực tế. Bên cạnh đó những kỹ năng nghề nghiệp liên quan tới chuyên ngành của sinh viên cũng chưa được nhà trường và bản thân sinh viên đó chú trọng. Việc nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại vẫn còn chưa nhận được sự quan tâm của nhà trường, sinh viên, công tác quản lý chưa được hiệu quả, có kế hoạch cụ thể. Do đó, biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên mang ý nghĩa quan trọng. Thông qua hoạt động thực hành, thực tập sinh viên vừa có cơ hội củng cố kiến thức về lý thuyết vừa rèn luyện được những kỹ năng trong nghề nghiệp chuyên môn. Đặc biệt đối với các ngành kỹ thuật được đào tạo tại nhà trường, công tác quản lý hoạt động thực tập, thực hành càng có ý nghĩa to lớn. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong trường cũng là một trong những hoạt động góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, giúp sinh viên rèn luyện hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời có thể ứng dụng những kiến thức chuyên ngành của sinh viên vào giải quyết, cải thiện vấn đề thực tiễn

b. Mục tiêu của biện pháp

- Thực hiện theo phương châm học đi đôi với hành, thực tiễn gắn liền với lý thuyết, nhằm giúp sinh viên khi tốt nghiệp vừa nắm vững kiến thức chuyên môn vừa thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

- Hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên - Thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên, giúp sinh viên củng cố kiến thức, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạt động học tập.

c. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động: thực tập, thực hành trong từng khóa học: nội dung, thời lượng, yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho sinh viên,… Đồng thời triển khai tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên toàn trường theo các hình thức khác nhau.

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo sát sao hoạt động thực tập, thực hành và nghiên cứu khoa học của SV.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động thực tập, thực hành và nghiên cứu khoa học của SV cũng như kết quả đạt được của hoạt động đó. Qua đó, nhà trường có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học của SV trong nhà trường.

d. Cách thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và bản thân các sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động thực tập, thực hành và nghiên cứu khoa học. Quán triệt đến toàn thể CBQL, GV và SV về vai trò của hoạt động thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học với thực tiễn nhu cầu xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng sản phầm đào tạo của nhà trường và là điều kiện sống còn để nhà trường tồn tại và phát triển.

- Xây dựng quy chế, quy định về công tác quản lý hoạt động thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ, quyền lợi của từng cá nhân tham gia công tác.

- Tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tối đa, có hiệu quả các điều kiện phục vụ hoạt động thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học của sinh viên như trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu học tập để nghiên cứu, tham khảo. Tăng cường đầu tư hệ thống thực hành, thí nghiệm hiện đại

trong nhà trường và gắn với thực tế để sinh viên có được kiến thức, kỹ năng cần thiết, nhanh chóng tiếp cận được với hoạt động chuyên môn.

- Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp tạo cơ hội thực hiện công tác nêu trên của nhà trường một cách hiệu quả.

- Đối với công tác thực tập của sinh viên, tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng mềm cho sinh viên trước khí đi thực tập tại các cơ sở thực tế. Đồng thời, quán triệt rõ ràng nhiệm vụ của CBQL, GV phụ trách hoạt động thực tập của sinh viên, có sự hướng dẫn và trợ giúp kịp thời trong quá trình sinh viên tham gia thực tập tại cơ sở thực tế.

- Hàng năm, có kế hoạch đưa giảng viên đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở thực tiễn và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để cập nhật kiến thức, gắn kết chuyên môn của mình với yêu cầu thực tiễn, là tiêu chuẩn nhà trường xét thi đua. Có như thế giảng viên mới đủ điều kiện để các khoa phân công giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, thực hành và nghiên cứu khoa học, tham gia vào các đề tài, dự án chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: cuộc thi, buổi giao lưu, hội thảo nhằm khuyến khích, động viên sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

e. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hoạt động thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học cần được sự quan tâm của nhà trường về chủ trương và đầu tư về kinh phí đảm bảo yêu cầu thực hiện các hoạt động đó.

- Ban lãnh đạo của nhà trường đưa ra những chế độ ưu đãi, khuyến khích sinh viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w