Cơ sở vật chất của nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.5.Cơ sở vật chất của nhà trường

Toàn bộ nhà trường nằm trong khuôn viên với tổng diện tích 30908 m2: - Diện tích khu làm việc: 19.500 m2

- Diện tích khu tập thể cán bộ, giáo viên: 9.200 m2

- Tổng diện tích xây dựng 12920 m2. Trong đó

+ Xây kiên cố (cấp1,2,3): 8420 m2 (chiếm 65,2%) + Xây cấp 4: 1970 m2 (34,8%).

Bao gồm các hạng mục:

a. Khu giảng đường.

Khu giảng đường gồm 44 phòng học (Tổng: 5285 m2). Phòng học đựơc trang bị bàn ghế, bảng, bục, quạt, đèn mới, sạch đẹp với tổng giá trị bình quân 19.480.000 đồng/ phòng.

Gồm 45 phòng (1490 m2) được trang bị các thiết bị hiện đại với tổng giá trị 11.083.400.000 đồng.

c. Khu ký túc xá.

- Hiện tại, ký túc xá có 90 phòng với tổng diện tích xây dựng 2947 m2. Mỗi phòng ở được 8 đến 10 người.

- Nước sinh hoạt luôn được đảm bảo với hệ thống bể lắng, bể lọc, bể chứa tại các vị trí thuận lợi.

- Bên cạnh đó, nhà trường có hai bếp ăn tập thể và hai căng tin phục vụ sinh hoạt cho toàn bộ học sinh, sinh viên ký túc xá với mức giá hợp lý. - Trạm y tế là khu nhà hai tầng với diện tích sử dụng 100 m2, gồm 10 giường bệnh đảm bảo khám chữa bệnh tại chỗ các bệnh thường gặp và phục vụ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn trường. - Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thông tin, thể thao, giải trí, còn có ti vi, hệ thống loa truyền thanh, các sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn,…

- Ký túc xá được quản lý theo Quy chế Công tác HSSV số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 81/QĐ-CĐTM ngày 26/7/2006 của Nhà trường quy định về công tác HSSV.

- Cùng với lực lượng công an địa phương còn có đội thanh niên xung kích của nhà trường thường trực ngày đêm, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên. Ký túc xá nhiều năm liền có uy tín là một ký túc xá trong sạch, văn minh, không có tệ nạn xã hội. An ninh trật tự đảm bảo.

d. Trung tâm thư viện

Toàn bộ trung tâm thông tin và thư viện là khu nhà 5 tầng vừa được khánh thành tháng 10/2003 với tổng diện tích sử dụng 1240 m2 /1770 m2 xây dựng, gồm 13 phòng. Trong đó có:

- 3 phòng đọc; 2 kho sách với tổng số 24.700 đầu sách thuộc nhiều chuyên ngành, gồm cả sách tham khảo và giáo trình.

- 01 phòng máy tính (50 máy) phục vụ cho hoạt động tra cứu sách tài liệu, đồng thời được kết nối mạng internet phục vụ cho hoạt động cập nhật thông tin cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong nhà trường.

- 01 phòng hội thảo khoa học rộng 100 m2, với sức chứa 70 người được trang bị điều hoà, máy chiếu đa chức năng, hệ thống máy dịch đa thứ tiếng và các thiết bị văn phòng hiện đại khác, đạt tiêu chuẩn phòng hội thảo với quy mô quốc tế.

Thư viện mở cửa từ 7h30 đến 11h30 sáng và 13h30 đến 17h00 chiều. Trong thời gian tới sẽ mở cửa cả buổi tối để đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh, sinh viên ký túc xá.Toàn bộ thư viện được quản lý bằng phần mềm quản lý thư viện với các tính năng ưu việt, đảm bảo quản lý chính xác, hiệu quả và thuận tiện. Cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên muốn vào thư viện phải qua hệ thống kiểm tra thẻ bằng mã vạch thay vì thẻ thư viện thông thường hiện nay.

e. Các khu thực hành.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cao với các cấp đào tạo: cao đẳng, trung học, học nghề với nhiều ngành nghề: du lịch, khách sạn; điện, xăng dầu, kế toán… Nhà trường hiện đã trang bị một số phòng thực hành.

Hiện tại, nhà trường có 2 phòng thực hành tiếng (phòng Lab) với 88 cabin (trong thời gian tới sẽ trang bị thêm 12 cabin nữa) và các thiết bị chiếu chụp với tổng giá trị 1.892.000.000 đồng; có 2 phòng máy tính với 100 máy phục vụ thực hành tin và kế toán máy; 2 phòng thí nghiệm điện phục vụ giảng dạy và thực hành điện dân dụng và điện xí nghiệp; 2 phòng thí nghiệm xăng dầu với các thiết bị hiện đại đo các chỉ tiêu đánh giá, phân tích hoá, lý các sản phẩm xăng, dầu, mỡ nhờn… có xuất xứ từ Nga, Mỹ, Anh, Thuỵ sĩ, Trung Quốc… và một cửa hàng cho học sinh thực hành bán hàng xăng dầu với tổng giá trị thiết bị 4.782.000.000 đồng.

Ngoài ra, có 3 phòng và một cửa hàng thực hành quản trị kinh doanh khách sạn, du lịch, lễ tân với các thiết bị buồng, bàn, bar… đạt tiêu chuẩn của một khách sạn cao cấp với tổng giá trị 250.000.000 đồng.

2.1.6. Một số mục tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020

Trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 – 2015, định hướng 2020 đã chỉ rõ sứ mạng và mục tiêu của nhà trường:

• Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

• Tầm nhìn

Xây dựng trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại thành cơ sở giáo dục, đào tạo đa ngành, đa cấp, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ tư vấn có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.

• Mục tiêu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng trường trở thành cơ sở giáo dục đại học đa ngành; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ tư vấn có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

• Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy chuyên môn nhà trường, trọng tâm là các Khoa; tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ GV và CBQL, phấn đấu đến năm 2015 có 12 khoa, 10 phòng chức năng, 4 trung tâm; có khoảng 400 cán bộ, viên chức (Trong đó có 330 giảng viên); 60% - 70% giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ.

- Tích cực đổi mới, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, hướng tới đào tạo tín chỉ ở các bậc học, chương trình đào tạo của trường. Mở rộng các ngành đào tạo, hướng tới các ngành kỹ thuật công nghệ như: CNTT; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ môi trường…

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra với công tác đào tạo cũng như hoạt động thực tế của ngành và xã hội.

- Triển khai dự án mở rộng trường, xây dựng thêm phòng học, thí nghiệm, thực nghiệm, tin học hóa các khâu quản lý, trang bị các thiết bị giảng dạy, học tập hiện đại cho các phòng học.

- Thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý và làm việc của viên chức, tăng nguồn thu để đảm bảo tăng thu nhập, thu hút người lao động, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, phấn đấu tăng thu nhập hàng năm từ 10 - 15%.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 63)