Hãy đánh dấu nhân (x) vào đầu câu trả lời không đúng

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 8 trọn bộ (Trang 32)

. Thường xuyên luyện tập sẽ

1,Hãy đánh dấu nhân (x) vào đầu câu trả lời không đúng

Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

A, Làm việc quá sức C. Lượng khí cácbôníc (CO2) trong máu thấp B. Lượng Oxi cung cấp thiếu D. Lượng axít lắc tíc tích tụ đầu độc cơ

Ngày 07 tháng 10 năm 2007

Tiết 11 I.Mục tiêu.

1,Kiến thức:

Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương

Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên

2,Kỹ năng

.Rèn những kỹ năng:

. Phân tích , tổng hợp, tư duy lô gíc

. Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ . Vận dụng, lí thuyết vào thực tế

3,Thái độ

Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối

II.Đồ dùng dạy học

Gv : Tranh vẽ các hình 11.1 -> 11.5 (SGK), bảng phụ Mô hình bộ xương người và bộ xương thú

Phiếu trắc nghiệm cho tất cả hs

III. Hoạt động dạy học. ổn định lớp . ổn định lớp

. bài cũ

? Công của cơ là gì ? Công cơ có trị số lớn nhất khi nào? ? Nguyên nhân của sợ mỏi cơ?

? Thường xuyên luyện tập cơ có ý nghĩa gì?

.Bài mới

Chúng ta biết rằng người có nguồn gốc từ động vật, nhưng người không phải là động vật mà trở thành người thông minh. đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá loài người dẫn tới nhiều biến đổi, trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương.

Bài học này giúp ta tìm hiểu những đặc điểm tiến hoá của hệ vận động ở người

*Hoạt động 1. sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú

Mục tiêu: Chỉ ra được những nét tiến hoá cơ bản của bộ xương người so với bộ xương thú. Chỉ rõ sự phù hợp với dáng đứng thẳng, lao động của hệ vận động ở người

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv treo tranh vẽ 1, 2, 3 và mô hình bộ xương người, bộ xương thú. Hướng dẫn hs quan sát làm bài tập:Hoàn thành bảng 11

Sau 6 phút–Gv gọi 3-4 hs trình bày kết quả GV đưa ra bảng phụ với nội dung hoàn chỉnh

Gv nêu câu hỏi hoạt động

? Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Gợi ý hs ở các đặc điểm: Sọ , cột sống, lồng ngực, sự phân hoá xương tay, chân, đặc điểm về khớp tay, chân gv kết hợp chỉ trên tranh vẽ, mô hình tổng kết lại các đặc điểm

. Sọ: Lớn hơn mặt, trán dô vị trí đính của sọ trên cột sống đẩy dần về phía trước => Cân đối và thuận lợi cho sự vận động của đầu

. Cột sống: Cong 4 chỗ => Đứng thẳng

. Lồng ngực: Hẹp theo chiều trước sau và nở rộng sang 2 bên => Tăng thể tích lồng ngực . Tay: Ngắn, nhỏ, khớp vai, cổ tay, bàn tay, ngón tay linh động. Ngón cái đối diện với 4 ngón kia.

Chân: Hố bkhớp chậu- đùi sâu (2/3). Khớp cổ chân, bàn chân khá chặt chẽ, xương chậu rộng => Nâng đỡ nội quan. Xương đùi lớn, bàn chân cấu tạo thành vòm, gót lớn kéo dài về phía sau

Hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ. Hoàn thành phiếu học tập

Cá nhân trình bày kết quả trước lớp

Đổi phiếu học tập cho nhau và cho điểm theo đáp án đúng của gv, bổ sung, sai cho bạn. Sau đó đổi lại

Hs thảo luận nhóm tìm câu trả lời

Đại diện trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm phân tích, bổ sung

Học sinh thu nhận kiến thức *Hoạt động 2. sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú

Mục tiêu:Chỉ ra được hệ cơ ở người phân hoá thành các nhóm nhỏ phù hợp với các động tác lao động khéo léo của con người

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv treo tranh 4. giới thiệu các vẻ mặt của tình cảm

? Nêu những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người

Gv tóm tắt:

. Cơ mặt phát triển => Phân hoá -> Biểu lộ tình cảm

. Cơ chi trên phân hoá thành những nhóm cơ nhỏ, nhiều => Linh hoạt, phong phú trong cử động, lao động

. Cơ chân: Lớn khoẻ => Gấp duỗi

. Cơ vận động lưỡi phát triển => Góp phần hình thành tiếng nói ( Âm thanh phát ra chuyển

Đọc thông tin sgk. Quan sát phân tích tranh Trả lời câu hỏi. Cá nhân khác bổ sung

Hoạt động dạy Hoạt động học

thành các âm tiết đặc trưng cho tiếng nói, chỉ có ở người)

Hs tự kiểm tra, đánh giá phần trả lời của mình *Hoạt động 3. vệ sinh hệ vận động

Mục tiêu. Hs hiểu được vệ sinh ở đây là rèn luyên để hệ cơ quan hoạt động tốt và lâu. . Chỉ ra nguyên nhân một số tật về xương và có biện pháp rèn luyện để bảo vệ hệ vận động

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv treo tranh hình 11.5

? Để xương và hệ cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

? Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?

- GV hướng dẫn, điều khiển hs đi đến kết luận

* Cần:

. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí . Tắm nắng

. Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức * Để chống cong vẹo cột sống nên:

. Không mang vác quá sức, không vác một bên quá dài

. Ngồi học, làm việc cần ngồi ngay ngắn.

Hs quan sát hình, thảo luận nhóm 2 câu hỏi sgk

Đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung

Cả lớp tập ngồi tư thế ngay ngắn

IV.Kiểm tra - đánh giá

Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập

* Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản(vở bài tập)

Đánh dấu (x) vào ô vuông các đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật

1) Xương sọ lớn hơn xương mặt 2) Cột sống cong hình cung 3) Lồng ngực nở ra phía trước 4) Cơ nét mặt phân hoá 5) Cơ nhai phát triển

6) Khớp cổ tay kém linh động

7) Khớp chậu đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu 8) Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng

9) Ngón chân cái đối diện với 4 ngón kia

Đáp án : Câu 1, 4, 7

* Bài tập củng cố hoàn thiện kiến thức (vở bài tập)

Hãy đánh dấu nhân (x) vào ô vuông ở đầu câu trả lời đúng nhất

a) Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hoá khác với động vật. b) Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chân chủ yếu là gấp, duỗi.

c) Tay có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân. Ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ

d) Chỉ a và c e) Cả a, b c

Đáp án: e

Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài V.Hướng dẫn học bài:

Hoàn thành bài tập sgk

Ngày 09 tháng 10 năm 2007

Tiết 12 I.Mục tiêu.

1,Kiến thức:

Hs biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương Biết băng cố định khi cẳng tay bị gãy

II.Đồ dùng dạy học

Gv: Chuẩn bị nẹp, băng y tế, dây, vải, băng hoặc tranh hình về tai nạn giao thông Hình 12.1, 12.3, 12.4, SGK trên giấy trong

Máy chiếu, màn hình

Hs: Chuẩn bị theo nhóm như nội dung sgk

III. Hoạt động dạy học.n định lớp .n định lớp

Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của học sinh

Gv treo tranh, giới thiệu một số tranh, ảnh về hiện tượng gãy xương tay, chân ở tuổi hs -> Bởi vậy mỗi em cần biết cách sơ cứu và băng bó chỗ gãy.

*Hoạt động 1. thảo luận nhóm về các câu hỏi hoạt động

Mục tiêu: Chỉ rõ các nguyên nhân gãy xương, đặc biệt là tuổi hs. Biết được điều cần chú ý khi bị gãy xương

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv gọi một hs đọc câu hỏi sgk. Yêu cầu thảo luận

? Nguyên nhân dẫn tới gãy xương

? Vì sao nói khả năng gãy xươngcó liên quan đến lứa tuổi?

? Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thôngcần lưu ý điều gì?

? Gặp người tai nạn gãy xương có nên nắn lại chỗ xương gãy không?

Gv nhận xét, tóm tắt

. Nguyên nhân gãy xương: Do va đập mạnh, ngã, tai nạn giao thông, ẩu đả ...

. Do sự biến đổi tỉ lệ cốt giao và chất vô cơ của xương theo lứa tuổi.

. Thực hiện đúng luật giao thông

. Không được tự ý nắn xương. Vì có thể làm đầu xương gãy chạm vào mạch máu, dây thần kinh, hoặc rách da và cơ.

Gv nêu câu hỏi

? Vậy gặp người bị tai nạn gãy xương ta làm như thế nào?

Gv có thể bổ sung thêm nếu hs chưa trình bày. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác sơ cứu.

Gv sử dụng hình vẽ, làm mẫu giới thiệu phương pháp sơ cứu và băng bó cố định.

Hs đọc câu hỏi

Hs nghiên cứu câu hỏi, liên hệ thực tế thảo luận để thống nhất câu trả lời

. Đại diện báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung

Hs nêu được

. Đặt nạn nhân nằm yên

. Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương

. Tiến hành sơ cứu

=> (gv) chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị

Hs quan sát để tiến hành thực hiện *Hoạt động 2. tập sơ cứu và băng bó

Mục tiêu:hs phải biết cách sơ cứu và băng bó cố định cho người bị nạn

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv quan sát các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ nhóm yếu.

Gọi đại diện 2-3 nhóm để kiểm tra

Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả

Hs tiến hành nghiên cứu sgk kết hợp với quan sát ở trên tiến hành tập băng bó.

Nhóm được kiểm tra trình bày

. Các thao tác băng bó . Kết quả làm được . Lưu ý khi băng bó

Hoạt động dạy Hoạt động học

lẫn nhau

Gv chọn một số nhóm làm tốt đưa ra đánh giá, rút kinh nghiệm cho cả lớp.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hs tự hoàn thành vào vở ghi *Hoạt động 3. viết báo cáo tường trình

Mục tiêu. Hs biết cách trình bày lại những gì đã tiến hành. Từ đó rút ra bài họcvà biết liên hệ với thực tế

Hoạt động dạy Hoạt động học

Gv nêu câu hỏi

? Em cần làm gì khi tham gia giao thông, khi lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác bị gãy xương

? Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người gãy xương cẳng tay?

Hs liên hệ thực tế vui chơi, lao động và hiểu biết về luật giao thông để trả lời Cá nhân về nhà hoàn thành

V.Hướng dẫn học bài:

Gv nhận xét, đánh giá, yêu cầu dọn vệ sinh Hs tập làm ở nhà để thành thạo các thao tác

Ngày 14 tháng 10 năm 2007

Chương III Tiết 13 I.Mục tiêu.

1,Kiến thức:

Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.

Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết

Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể 2,Kỹ năng

.Rèn những kỹ năng:

. Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> Phát hiện kiến thức. . Khái quát tổng hợp kiến thức

. Hoạt động nhóm 3,Thái độ

Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu

II.Đồ dùng dạy học

Gv : Tranh tế bào máu, sự tạo thành máu, nước mô, bạch huyết

III. Hoạt động dạy học. ổn định lớp . ổn định lớp

.Bài mới

Máu là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Vậy máu có thành phần cấu tạo như thế nào? Có vai trò gì đối với cơ thể sống ?

*Hoạt động 1. Máu

Mục tiêu:Chỉ ra được thành phần của máu gồm: Tế bào máu và huyết tương.

.Thấy được chức năng của máu và hồng cầu.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 8 trọn bộ (Trang 32)