Đọc em có biết
Kẻ phiếu học tập vào vở
tác nhân cơ quan bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng
hoạt động bị ảnh hưởng
mức độ ảnh hưởng
Cầu thận bị viêm và suy thoái
ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả
Ngày 28 tháng 01 năm 2008
Tiết 42 I.Mục tiêu.
1,Kiến thức: Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở của nó
Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 2,Kỹ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc với phiếu học tập
3, Thái độ
Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu
II.Đồ dùng dạy học
Gv : Tranh phóng to hình 38.1; 39.1
Bảng phụ: Phiếu học tập số 1; bảng 40 sách giáo khoa hoàn chỉnh Hs: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học.ổn định lớp .ổn định lớp
. Bài cũ
? Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
.Bài mới
Gv vào bài: Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? Làm thế nào để có một hệ bài tiết khoẻ mạnh?
-> Tìm hiểu trong bài học
*Hoạt động 1. một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
Nêu câu hỏi:
? Có các tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
Giáo viên treo bảng phụ
Học sinh trả lời được:
Các tác nhân gây hại chủ yếu
+ Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh + Thiếu oxi, các chất độc trong ăn uống, thức ăn ôi thiu
+ Khẩu phần ăn không hợp lí: Nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua…
Hoạt động dạy Hoạt động học
? Đọc kỹ thông tin sách giáo khoa, thu thập kiến thức trả lời câu hỏi sách giáo khoa bằng cách hoàn thành bảng
tác nhân cơ quan bị ảnh hưởng hoạt động bị ảnh hưởng mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn, vi sinh vật ………. Cầu thận bị viêm và suy thoái ………. ……… ………. ……….. ………..
Gv điều khiển hoạt động
Nhận xét, bổ sung (nếu cần). Cho điểm nhóm hoàn thành tốt
Nhấn mạnh:
. Hậu quả của các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: Gây viêm, suy thoái hay ách tắc => ảnh hưởng tới sức khoẻ
? Cần làm gì để loại trừ các tác nhân gây hại?
Thảo luận nhóm, tìm thông tin hoàn thành bảng.
Cử đại diện lên bảng điền thông tin. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Học sinh tự hoàn thiện kiến thức
*Hoạt động 2.cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo nêu câu hỏi
? Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết…
Giáo viên treo bảng 40, gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm ra cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học
Gv treo bảng phụ bảng 40 hoàn chỉnh lên bảng
Cá nhân trình bày trước lớp
Thảo luận nhóm thực hiện lệnh ẹ
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Hs tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức
IV.Củng cố
? Qua bài học em đã hiểu được điều gì?
? Các tác nhân gây hại chủ yếu cho hệ bài tiết nước tiểu? ? Các thói quen sống khoa học cho hệ bài tiết nước tiểu?
V.Hướng dẫn học bài Hoàn thành câu hỏi bài tập sách giáo khoaĐọc em có biết Đọc em có biết
Ngày 13 tháng 02 năm 2008
Chương VIII DA
I.Mục tiêu.
1,Kiến thức: Qua tiết học hs mô tả được cấu tạo của da và chứng minh được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da
2,Kỹ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc với phiếu học tập
3, Thái độ
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da
II.Đồ dùng dạy học
Gv: Tranh câm cấu tạo da Bảng phụ: Hình 41 Hs: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học.ổn định lớp .ổn định lớp
.Bài mới
Bao bọc bên ngoài cơ thể là cơ quan nào?(Da). Trong bài thân nhiệt da đóng vai trò gì? (Điều hoà thân nhiệt).Vậy ngoài chức năng điều hoà thân nhiệt da còn có những chức năng gì? Và có cấu tạo như thế nào để đảm bảo thực hiện được các chức năng đó? Gv vào bài: -> Tìm hiểu trong bài học
*Hoạt động 1. cấu tạo của da
Hoạt động dạy Hoạt động học
Gv treơ tranh yêu cầu hs quan sát. Hoàn thành bài tập lệnh ẹ1mục I
Gv chiếu bảng phụ, gọi một hs lên bảng hoàn thành sơ đồ cấu tạo da
Gv đánh giá sửa sai (nếu cần)
Yêu cầu 1 hs khác dựa vào hình 40 trình bày cấu tạo của da
Gv yêu cầu hs tiếp tục nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi hoạt động lệnh ẹ2mục I
Gv hoàn thành đáp án qua bảng phụ
. Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp TB ngoài cùng của da hoá sừng và chết
. Da mềm mại, không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da
. Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút TB thần kinh giúp da nhận biết nóng lạnh, đau đớn, cứng, mềm…
. Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi, khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co.
. Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét
. Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và điều hoà nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt
Quan sát, tìm hiểu thông tin. Dùng mũi tên (-- >) chỉ vào quan hệ giữa các bộ phận của da vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn
Cả lớp quan sát, nhận xét bài làm của bạn, góp ý
Thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi hoạt động
Đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hs tự kiểm tra, đánh giá kiến thức *Hoạt động 2. chức năng của da
Hoạt động dạy Hoạt động học
Gv nêu câu hỏi
? Da có những chức năng gì?
Yêu cầu hs thảo luận tiếp các câu hỏi còn lại Gv nhấn mạnh
Bảo vệ: Do cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ, tuyến nhờn, sắc tố da
Điều hoà thân nhiệt: Nhờ sự co dãn của mạch máu, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ
Cơ quan cảm giác: Nhờ các cơ quan thụ cảm nhận biết kích thích
Tạo vẻ đẹp: Da và các sản phẩm của da (lông, tóc,móng)
Thảo luận nhóm. Nêu được . Bảo vệ
. Điều hoà thân nhiệt . Cơ quan cảm giác . Tạo vẻ đẹp