. Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan coóc ti, trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
. Phát triển kỷ năng quan sát và phân tích kênh hình . Kỷ năng hoạt động nhóm
II.Đồ dùng dạy học
.Tranh in màu hình 51.1, 51.2 .Mô hình: Cấu tạo tai
.Bảng phụ: Bài tập mục I
III. Tiến trình:.ổn định lớp .ổn định lớp
. Bài cũ: ? Bài tập 3 ( sgk) ? Chọn câu trả lời đúng
Nguyên nhân phổ biến gây nên tật cận thị là gì?
a, Do bẩm sinh: Cầu mắt quá dài b, Do bẩm sinh : Thể thuỷ tinh quá lồi
c, Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường d, Do không rữa mặt thường xuyên bằng nước muối loãng
Đáp án c
.Bài mới: Chúng ta có thể phân biệt được các âm thanh trầm bổng, to nhỏ khác nhau phát ra từ nguồn âm là nhờ cơ quan phân tích thính giác.
Vậy cơ quan phân thính giác có cấu tạo ntn? Chức năng ra sao? *Hoạt động 1. Cấu tạo của tai
Hoạt động dạy Hoạt động học
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh: Sơ đồ cấu tạo của tai
- GV nêu câu hỏi gợi ý: ? Tai gồm mấy phần? ? Gọi tên
? Đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận?
- GV treo bảng phụ: Bài tập trang 162 Gọi h/s lên bảng thực hiện
- GV uốn nắn, sữa chữa
Đáp án: 1. Vành tai, 2. ống tai, 3. Màng nhĩ, 4. Chuỗi xương tai
- GV treo tranh: Cấu tạo tai Gọi h/s lên bảng
- GV bổ sung thêm:
. Xương búa gắn với màng nhĩ, xương bàn đáp áp với màng của bầu dục
? Tại sao lúc máy bay lên xuống hành khách cần há miêng?
- Học sinh làm việc cá nhân Quan sát kỹ hình 51.2 Các chú thích trên hình
- Làm việc với sự gợi ý của giáo viên - Thảo luận nhóm
Trao đổi thống nhất ý Đại diện nhóm lên điền
- Các nhóm đối chiếu kết quả, nhận xét, bổ sung
- Cá nhân hoàn thành vào vở bài tập
- Gọi 1-2 h/s lên bảng chỉ tranh (Mô hình): Trình bày cấu tạo của tai
+ Tai ngoài:
. Vành tai: Hứng sóng âm .ống tai: Hướng sóng âm . Màng nhĩ: Khuyếch đại âm + Tai giữa:
. Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm
. Vòi nhĩ( ống ot xlát) : Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ
+ Tai trong:
. Bộ phận tiền đình với các ống bán khuyên: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
. ốc tai: Thu nhận các kích thích của sóng âm. Để đảm bảo áp suất 2 bên màng nhĩ cân bằng nhau. Khi đó áp suất không khí thay đổi đột ngột.
Hoạt động dạy Hoạt động học
- GV hướng dẫn h/squan sát hình : Phân t cấu tạo của ốc tai
- GV lần lượt ghi bảng
. Cấu tạo ốc tai: Xoắn 2 vòng rưỡi gồm: +ốc tai xương ( ở ngoài)
+ốc tai màng ( ở trong)
Lưu ý: Giữa ốc tai màng và tai xương là ngoại dịch, trong tai màng là nội dịch.
.Màng bên ( bên)
. Màng tiền đình ( ở trên) . Màng cơ sở ( ở dưới)
Có khoảng 24 000 sợi liên kết chằng ngang Trên màng cơ sở có cơ quan coóc ti ( TB đệm+ Các TB thụ cảm thính giác )
- GV hướng dẫn h/s quan sát lại hình 51.2A tìm hiểu đường truyền sóng âm từ ngoài vào trong và sự thu nhận cảm giác âm thanh.
- GV đưa ra đáp án bằng bảng phụ:
+ cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm Màng nhĩ Chuỗi xương taicửa bầuChuyển động ngoại dịch và nội dịchrung màng cơ sởKích thích cơ quan coóc ti TB thụ cảm thính giác XH xung TK Vùng thính giác ( Phân tích cho biết âm thanh) , cao-thấp, to-nhỏ.
- Quan sát tìm hiểu kỹ thông tin, chú thích - Cá nhân trình bày cấu tạo của tai trong.
các ý kiến bổ sung, góp ý.
- Nghiên cứu trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm của tai trong.
- 1-2 h/s trình bày, cá nhân khác bổ sung, góp ý - 1 h/s trình bày lại trên tranh
*Hoạt động3: Vệ sinh tai
Hoạt động dạy Hoạt động học
- GV hướng dẫn h/s nghiên cứu thông tin sgk - GV nêu câu hỏi:
? Cách giữ vệ sinh tai?
? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
- Gọi 1 vài h/s trình bày - GV đều khiển hoạt động - GV chốt lại kiến thức
- Thu nhận và xử lý thông tin sgk Trả lời câu hỏi của giáo viên
Đại diện h/s a ra ý kiến Nhận xét bổ sung - Nêu được:
+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai + Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
IV.Củng cố - đánh giá:
GV treo bảng phụ Chọn câu trả lời đúng
1, Bộ phận tiếp nhận kích thích của cơ quan phân tích thính giác là gì? a, Màng nhĩ
b, Chuỗi xương tai c, Cơ quan coóc ti d, TB thụ cảm thính giác 2, Sự phân tích sóng âm bắt đầu từ đâu?
a, Từ màng nhĩ
b, Từ TB thụ cảm thính giác c, Từ dây TK thính giác d, Tại vùng thính giác
Đáp án: 1c, 2b