Mục tiêu: Phântích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiệ nở người với các động vật nói chung và thú nói riêng Trình bày vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 8 trọn bộ (Trang 152)

người với các động vật nói chung và thú nói riêng. Trình bày vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trìu tượng ở người.

. Rèn kỹ năng tư duy, suy luận.

. Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hoá

II.Đồ dùng dạy học

Một vài loại quả chua như mơ, mai, khế, ômai ...

III. Tiến trình:.n định lớp .n định lớp . Bài cũ:

?Phản xạ có điều kiện có những tính chất gì khác phản xạ không điều kiện? Hai loại phản xạ này có liên quan với nhau không?

.Bài mới: ? Sự hình thành và ức chế PX có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống Bài hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và động vật.

*Hoạt động 1. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người

Hoạt động dạy Hoạt động học

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sgk -> Trả lời câu hỏi:

? Thông tin trên cho em biết những gì?

? Lấy VD trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ.

- GV nhấn mạnh:

. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau - > giúp cơ thể thích nghi với đời sống.

? Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm nào?

đọc và thu nhận thông tin, trả lời câu hỏi: Nêu được:

. Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ từ rất sớm

. Bên cạnh sự thành lập, xảy ra quá trình ức chế phản xạ giúp cơ thể thích nghi với đời sống.

. Lấy được một số VD trong học tập.

. Giống nhau: về quá trình thành lập và ức chế PXCĐK, ý nghĩa của chúng đối với đời sống. . Khác nhau: Về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ

*Hoạt động2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết

Hoạt động dạy Hoạt động học

- GV yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin - >

? Tiếng nói, chữ viết có vai trò gì trong đời sống?

- GV yêu cầu h/s lấy VD thực tế để minh hoạ - GV hoàn thiện kiến thức

. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao

. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau

Đọc và thu nhận thông tin. Thảo luận nhóm

Nêu được:

. Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật . Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập - > hình thành các phản xạ có điều kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.

*Hoạt động3: Tư duy trìu tượng

Hoạt động dạy Hoạt động học

- GV hướng dẫn h/s đọc thông tin sgk - GV phân tích ví dụ:

Con chim, con chó, con cá ... có đặc điểm chung để xây dựng khái niệm

“ Động vật ”

- GV nhấn mạnh:

Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức

. Từ những thuộc tính chung của sự vật

--> Khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng từ

. Khả năng khái quát hoá, trìu tượng hoá --> là cơ sở tư duy trìu tượng.

Hoạt động dạy Hoạt động học

. Nhờ tư duy trìu tượng, con người làm chủ được tự nhiên, khác với loài vật phải phụ thuộc vào tự nhiên.

. Tư duy trìu tượng là đặc điểm riêng của não người

IV.Củng cố - đánh giá:

GV đưa ra bảng phụ bài tập yêu cầu học sinh trả lời

Hoạt động TK bậc cao ở người khác với thú ở điểm căn bản nào?

a, Vỏ não người có diện tích lớn hơn nên số lượng phản xạ có điều kiện nhiều hơn

b, Nhờ có tiếng nói và chữ viết đặc điểm riêng ở người - mà số lượng phản xạ có điều kiện ở người nhiều hơn.

c, Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trìu tượng, thú không có đặc điểm này.

d, Tiếng nói và chữ viết giúp người truyền đạt được kinh nghiệm cho đời sau.

Đáp án: c

2. ? Tiếng nói và chữ viết có tác dụng gì đối với mỗi học sinh

V.Hướng dẫn học bài . Bài tập sgk

. Tìm VD về sự thiết lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người.

Ngày 25 tháng 03 năm 2008

Tiết 56:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 8 trọn bộ (Trang 152)