Phân độ chấn thương gan của AAST năm 1994

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương [FULL] (Trang 48)

Phân độ Mô tả tổn thương

Độ I - Tụ máu dưới bao gan <10% diện tích bề mặt - Rách nhu mô sâu < 1cm

Độ II - Tụ máu dưới bao gan 10–50% diện tích bề mặt, tụ máu trong nhu mô <10cm

- Rách nhu mô sâu 1-3cm, dài < 10 cm

Độ III - Tụ máu dưới bao > 50% diện tích bề mặt, Tụ máu trong nhu mô > 10cm hay lan rộng.

- Rách nhu mô sâu > 3cm

Độ IV - Tổn thương nhu mô 25 – 75% trong 1 thuỳ gan hay 1-3 hạ phân thuỳ trong 1 thuỳ gan

Độ V - Tổn thương nhu mô >75% trong 1 thuỳ gan hay >3 hạ phân thuỳ trong 1 thuỳ gan

- Tổn thương mạch máu (TM gan/TMCD) Độ VI - Đứt rời cuống gan.

* Phương tiện

Máy chụp cắt lớp vi tính đơn dãy đầu thu tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức hiệu Prospeed-S của hãng GE (Mỹ) và máy Somatom Esprit của hãng Siemen (Đức). Máy có chương trình chụp xoắn ốc, chiều dày lớp cắt có thể thay đổi 1mm - 10mm.

* Kỹ thuật thăm khám: + Chuẩn bị bệnh nhân

- Chụp trong các trường hợp chấn thương chụp cấp cứu có thể không cần nhịn đói.

- Cần hỏi tiền sử dị ứng với các thuốc có chứa iod và tình trạng suy thận nếu có của bệnh nhân để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm thuốc cản quang.

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay giơ cao lên đầu để tránh nhiễu ảnh do xương của tay.

- Hướng dẫn cách nín thở để tránh nhiễu ảnh do di động khi thở, đối với các máy đa dãy đầu thu thời gian phát tia rất ngắn, bệnh nhân có thể không cần nín thở trong khi chụp, rất tốt trong các trường hợp không thể nín thở do các nguyên nhân: chấn thương sọ não hôn mê, chấn thương ngực phối hợp.

+ Kỹ thuật chụp

- Tiến hành chụp từ đỉnh của vòm hoành đến khớp mu với chiều dày lớp cắt 10mm, bước chuyển bàn 10mm, những trường hợp nghi ngờ tổn thương nhỏ tiến hành chụp lớp mỏng 3-5mm vào vùng tổn thương.

- Các máy chụp đơn dãy đầu thu: Bắt đầu chụp ở thời điểm 45-60 giây sau khi tiêm thuốc cản quang, chiều dày lớp cắt 10mm, 8mm hoặc 5mm liên tiếp nhau và chụp theo kiểu xoắn ốc.

- Các máy chụp đa dãy đầu thu: Bắt đầu chụp ở thời điểm 70 giây sau khi tiêm thuốc cản quang, cấu hình lớp cắt tuỳ thuộc vào số đầu thu 4x2,5 hoặc 16x1,5, sau đó có thể tái tạo lại lớp cắt với chiều dày tuỳ ý và theo các mặt phẳng khác nhau.

+ Tiến trình thăm khám

- Chụp các lớp cắt không tiêm thuốc cản quang với mục đích:

. Đánh giá tỷ trọng của nhu mô gan khi chưa tiêm thuốc

. Bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm thuốc. . Đo tỷ trọng của vùng tổn thương để đánh giá tưới máu sau tiêm thuốc, phát hiện máu cục tăng tỷ trọng tự nhiên trong gan, quanh gan và trong ổ bụng.

- Chụp sau khi tiêm thuốc cản quang

. Kỹ thuật tiêm thuốc thường được sử dụng là Telebrix nồng độ 350mgI/ml, với liều 1-1,5ml/kg cân nặng.

. Tốc độ tiêm tĩnh mạch nhanh 3ml-5ml/giây với máy đơn dãy đầu thu, 4-6ml/giây với các máy đa dãy đầu thu.

Chụp thì muộn sau khi tiêm thuốc: ở thời điểm 120 giây sau tiêm trong trường hợp có tổn thương phối hợp thận và đường bài xuất.

* Đọc kết quả

Kết quả được đọc với các dấu hiệu chấn thương gan gồm:

+ Vị trí tổn thương: theo phân chia gan của Tôn Thất Tùng

+ Các dấu hiệu chấn thương gan: đường vỡ; đụng dập nhu mô; tụ máu nhu mô; tụ máu dưới bao; thiếu máu nhu mô; thoát thuốc cản quang; tổn thương tĩnh mạch gan; giảm tỷ trọng quanh tĩnh mạch cửa.

+ Phân độ tổn thương gan trên phim chụp cắt lớp vi tính áp dụng theo phân độ của hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ năm 1994, được chia thành 6 độ (bảng 2.2).

+ Phát hiện các tổn thương phối hợp khác trong ổ bụng, phổi, màng phổi, xương sườn và cột sống.

2.2.4.5. Đánh giá lượng dịch ổ bụng

Trên siêu âm cũng như chụp cắt lớp vi tính, dựa trên số khoang ổ bụng có dịch [25].

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương [FULL] (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)