+ Ưu điểm [102]:
- Khống chế được toàn bộ mạch máu ngoài gan (cắt gan theo diện thiếu máu).
- Giảm số lượng máu mất trong mổ.
- An toàn tránh được biến chứng tắc mạch do khí do đã kiểm soát được tĩnh mạch trên gan.
- Ứng dụng nhiều trong ghép gan do tổn thương nhu mô gan và cuống mạch trong gan ít.
+ Các nhược điểm chính của phương pháp:
- Tìm các tĩnh mạch trên gan ở sau gan rất nguy hiểm do đoạn tĩnh mạch ngoài gan rất ngắn (5mm) nên dễ làm rách các tĩnh mạch này.
- Phương pháp này phải lấy nhiều tổ chức gan quá mức (gan phải) trong khi tổn thương chỉ khu trú ở một phân thuỳ hoặc hạ phân thuỳ.
- Những bất thường về giải phẫu cuống gan rất thường gặp: 3/4 ống mật gan phải chạy sang gan trái.
- Hạn chế không cắt được gan nhỏ.
* Kỹ thuật cắt gan theo Bismuth:
Để khắc phục các nhược điểm của 2 phương pháp cắt gan trên và tận dụng những ưu điểm của từng phương pháp, H. Bismuth [166] đã mô tả kỹ thuật cắt gan gồm có các đặc điểm chính:
- Phẫu tích các thành phần của cuống Glisson ngoài gan như kỹ thuật của Lortat-Jacob nhưng không thắt trước mà chỉ cặp lại để kiểm soát chảy máu từ diện cắt gan.
- Cắt nhu mô gan và kiểm soát cuống Glisson và tĩnh mạch gan trong nhu mô gan như kỹ thuật của Tôn Thất Tùng.
Do vậy kỹ thuật cắt gan theo Bismuth có nhiều ưu điểm và hiện đang được áp dụng rộng rãi.
Thực tế tuỳ theo từng trường hợp cụ thể tình trạng mổ (cấp cứu – phiên), yêu cầu cắt bỏ (lớn - nhỏ) mà chúng tôi sử dụng các phương pháp cắt gan cho phù hợp:
- Lortat-Jacob: điển hình là cắt gan lớn (phải – trái) tiết kiệm được máu trong mổ.
- Tôn Thất Tùng: áp dụng trong hầu hết các trường hợp chấn thương gan, - Bismuth: cắt gan lớn tổn thương ở những vị trí nguy hiểm gần các tĩnh mạch gan (hpt VII, VIII).