Nguồn: Theo Létoublon C (2003) [167]
e. kỹ thuật dẫn lưu gan đơn thuần tuy nhiên ngày càng ít được sử dụng, thường được dùng dẫn lưu máu tụ trong nhu mô gan, máu tụ dưới bao Glisson [126], [154], [167].
f. Các kỹ thuật xử lí thương tổn tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch chủ dưới. Đây là những thương tổn rất nặng và có thể áp dụng phẫu thuật Heaney,
phẫu thuật làm cầu nối nhĩ phải tĩnh mạch chủ dưới, phẫu thuật làm cầu nối tĩnh mạch – tĩnh mạch [23], [48], [72].
* Sửa tổn thương tĩnh mạch không dùng shunt
+ Theo Tôn Thất Bách, Nguyễn Văn Mão: cặp cuống gan, nếu vết thương tĩnh mạch chủ dưới, khâu nâng chỗ rách, dùng pince nhỏ cặp dần chỗ rách hoặc dùng 2 sonde Foley cho lên trên và xuống dưới rồi bơm huyết thanh căng bóng (tránh tắc mạch khí nếu bóng vỡ) biệt lập vết rách sau đó khâu cầm máu (tư thế bệnh nhân đầu thấp, gây mê bóp bóng duy trì áp lực cao đường hô hấp, bịt ngón tay chỗ rách tránh tắc mạch khí). Nếu tổn thương tĩnh mạch gan, dùng ngón tay bịt tạm chỗ rách cầm máu tạm thời rồi khâu lại; có thể thắt được một trong ba tĩnh mạch gan.
+ Phương pháp của Heaney: cặp 4 cuống mạch để biệt lập gan: động mạch chủ bụng dưới cơ hoành, cuống gan, tĩnh mạch chủ giữa thận và gan, tĩnh mạch chủ trên gan.
+ Phương pháp của Dale Coln: Đặt clamp tĩnh mạch chủ dưới, mở rộng vết mổ, cắt cơ hoành phải bộc lộ, đặt clamp tĩnh mạch gan tổn thương, khâu cầm máu.
Các phương pháp loại trừ các cuống mạch thường gây tình trạng tim bóp rỗng do chặn máu tĩnh mạch trở về tim, do đó nhiều phương pháp giúp duy trì máu tĩnh mạch về tim đã được mô tả:
* Sửa tổn thương tĩnh mạch có dùng shunt.
+ Phương pháp của Buckberg (1967): đặt shunt vào tĩnh mạch chủ dưới ở ngay trên tĩnh mạch thận và luồn lên tâm nhĩ phải (shunt intracave), loại trừ hợp lưu gan – chủ; hệ tuần hoàn của các tạng, chi dưới được bảo tồn qua shunt. Cặp cuống gan để biệt lập gan ra khỏi hệ tuần hoàn [62], [158].
+ Phương pháp của Albert E.Yellin (1971) đặt shunt có bóng ở đầu qua tâm nhĩ phải vào tĩnh mạch chủ dưới đến phía trên tĩnh mạch thận [72].
+ Phương pháp của Pilcher và Testas:sử dụng loại sonde đặc biệt đưa qua tĩnh mạch hiển đến tận cơ hoành bơm bóng loại trừ hợp lưu gan - chủ.
* Sửa tổn thương dưới tuần hoàn ngoài cơ thể: phẫu trường không có máu, đánh giá chính xác các tổn thương, cầm máu chính xác và chắc chắn, không có nguy cơ tim bóp rỗng, tắc mạch khí hay thiếu máu gan.
Tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi cao về nhiều yếu tố: phương tiện, kỹ thuật, tổ chức, con người và vật chất nên không phải nơi nào và lúc nào cũng thực hiện được.
Cho đến nay, trước bệnh nhân bị tổn thương tĩnh mạch gan - chủ, các phẫu thuật viên thường hoang mang dùng shunt hay không dùng shunt,
việc dùng shunt sẽ mất nhiều thời gian và máu, đòi hỏi kíp mổ thành thạo, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao (55%) [23].