Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Posvina

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty trách nhiệm hữu hạn Posvina (Trang 44)

3.2.1 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chuẩn mực về chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo chuẩn mực Chế độ

Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

3.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức 3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.

Sơ đồ 83.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Posvina

KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN VẬT TƢ KẾ TOÁN DOANH THU, THUẾ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP

3.2.2.2 Diễn giải sơ đồ

Kế toán trưởng: là ngƣời chịu trách nhiệm chung về tổ chức, quản lý, thực hiện

công tác kế toán, thống kê, quản lý tài chính. Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và Ban Giam đốc về lĩnh vực đƣợc phân công nhiệm vụ.

Kế toán tổng hợp: là ngƣời trợ giúp kế toán trƣởng trong việc thực hiện nhiệm

vụ kế toán của công ty. Tổng hợp, kiểm tra, điều chỉnh số liệu. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và lập các báo cáo tài chính. Thực hiện và báo cáo đối với Công ty mẹ, cơ quan thuế, thống kê, …

Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ, tình hình mua bán, thanh toán với

ngƣời mua, ngƣời bán và các quan hệ thanh toán khác.

Kế toán tài sản cố định: quản lý danh sách TSCĐ tại công ty, theo dõi tình hình

tăng giảm, khấu hao, thanh lý TSCĐ, thực hiện các công việc kiểm kê tài sản theo quy định của công ty.

Kế toán vật tư: theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ

dụng cụ, ghi sổ kế toán các hoạt động phát sinh.

Kế toán doanh thu và thuế: tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về

doanh thu, các loại thuế phát sinh: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), …

Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt và qua

ngân hàng: tiền gửi, nợ vay. Ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh.

Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng

theo chế độ quy định.

Thủ quỹ: thực hiện công tác bảo quản tình hình tiền mặt tại công ty. Phản ánh

3.3 Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina 3.3.1 Mục đích nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách tại công ty 3.3.1 Mục đích nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách tại công ty

Nghiên cứu thực trạng lập dự toán ngân sách tại công ty nhằm xem xét, phân tích, đánh giá, các ƣu điểm, nhƣợc điểm về:

- Mô hình lập dự toán ngân sách tại công ty - Quy trình lập dự toán ngân sách tại công ty.

- Các loại báo cáo dự toán ngân sách đã lập tại công ty. - Môi trƣờng lập dự toán ngân sách tại công ty.

Qua việc xem xét, đánh giá các vấn đề trên, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại công ty.

3.3.2 Mô hình lập dự toán ngân sách tại công ty

3.3.2.1 Các mẫu biểu quy định báo cáo chỉ tiêu kế hoạch của công ty mẹ

Công ty TNHH Posvina là công ty liên doanh, do đó, việc báo cáo các chỉ tiêu kế hoạch theo mẫu biểu quy định của công ty mẹ.

Về phía Posco Hàn Quốc: báo cáo bằng ngôn ngữ tiếng Anh, đơn vị tiền tệ là đô la Mỹ (USD). Có hai loại báo cáo dự toán lấy số liệu tổng hợp của cả năm để báo cáo là: Dự toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Dự toán Bảng cân đối kế toán. Về phía Tổng Công ty Thép Việt Nam: báo cáo bằng ngôn ngữ tiếng Việt, đơn vị tiền tệ là Việt Nam Đồng (VNĐ). Trích biểu mẫu số 01/VNS và biểu mẫu số 02a/VNS

“Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh” thể hiện tại Phụ lục 3.1b; 3.1c.

Tài liệu dự toán ngân sách năm 2012 của Công ty TNHH Posvina lập bằng ngôn ngữ tiếng Anh đã đƣợc tác giả dịch sang tiếng Việt trình bày tại các phụ lục trong bài luận văn này.

3.3.2.2 Mô hình lập dự toán ngân sách

Công ty TNHH Posvina lập dự toán ngân sách theo mô hình thông tin 1 lên 1 xuống, cụ thể nhƣ sau:

Hằng năm, công ty sẽ đề ra các chỉ tiêu kế hoạch định hƣớng hoạt động SXKD. Các phòng ban tiến hành lập dự toán theo các chỉ tiêu nhƣ đã đề ra.

Công ty sẽ tiến hành báo cáo các chỉ tiêu SXKD đã đƣợc lập cho Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel).

Sau khi xem xét báo cáo của Công ty TNHH Posvina, Tổng Công ty Thép Việt Nam ban hành quyết định giao các chỉ tiêu kế hoạch và yêu cầu chỉnh sửa lại.

Căn cứ vào quyết định của Tổng Công ty Thép Việt Nam, công ty sẽ tiến hành lập dự toán theo các chỉ tiêu đƣợc giao và chỉnh sửa.

Do cơ cấu vốn góp là 50:50 và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyết định về các chỉ tiêu kế hoạch đều do phía Việt Nam là Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) ban hành.

Bƣớc 1:

Bƣớc 2:

Sơ đồ 93.5: Mô hình lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina 3.3.3 Quy trình lập dự toán ngân sách

Hằng năm, vào cuối quý III, Ban Giám đốc tiến hành cuộc họp các trƣởng, phó

phòng để định hƣớng cho năm kế hoạch. Cuộc họp căn cứ vào tình hình SXKD của

CÔNG TY TNHH POSVINA Phòng Kế hoạch Vật Tƣ Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật – Cơ Điện TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM TẬP ĐOÀN POSCO HÀN QUỐC

năm hiện tại, đồng thời dựa vào điều kiện thực tế, năng lực sản xuất tại đơn vị tiến hành triển khai lập các chỉ tiêu dự toán cho năm kế hoạch.

Ban Giám đốc giao nhiệm vụ cho từng phòng ban lập các dự toán và giao cho phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo lại cho Ban Giám đốc .

Trình tự lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina:

- Bƣớc 1: Ban Giám đốc công ty tiến hành cuộc họp và định hƣớng hoạt động thông qua các chỉ tiêu dự toán năm kế hoạch.

- Bƣớc 2: Căn cứ chỉ tiêu do Ban Giám đốc đề ra, các phòng ban tiến hành lập dự toán đối với bộ phận mình và sau đó chuyển về phòng kế toán để tổng hợp lại.

- Bƣớc 3: Căn cứ vào các báo cáo dự toán đã đƣợc tổng hợp bởi phòng kế toán, Ban Giám đốc sẽ đánh giá toàn diện về khả năng hoạt động, và báo cáo các chỉ tiêu kế hoạch cho Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) để xem xét và phê duyệt.

- Bƣớc 4: Tổng Công ty Thép Việt Nam dựa trên báo cáo của công ty sẽ xem xét và yêu cầu công ty chỉnh sửa các chỉ tiêu, đồng thời ban hành quyết định giao các chỉ tiêu kế hoạch cho công ty thực hiện.

- Bƣớc 5: Căn cứ vào quyết định trên, Công ty TNHH Posvina sẽ tiến hành chỉnh sửa lại dự toán theo các chỉ tiêu đƣợc giao.

(Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất kinh doanh năm 2012 thể hiện ở phụ lục 3.1a)

3.3.4 Các báo cáo dự toán đã lập tại công ty 3.3.4.1 Dự toán thành phẩm 3.3.4.1 Dự toán thành phẩm

Dự toán thành phẩm cho từng loại mặt hàng: thép lá mạ kẽm, thép lá mạ màu. Bộ phận lập: phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch vật tƣ. Dự toán này đƣợc lập cho từng tháng và sau đó tổng hợp lại thành 1 năm.

Dự toán thành phẩm bao gồm các chỉ tiêu sau đây, mỗi chỉ tiêu bao gồm 3 yếu tố: Số lƣợng (Tấn), Đơn giá ( Đồng/Tấn), Giá trị (Đồng).

* Thép lá mạ kẽm

Chỉ tiêu Tồn kho đầu kỳ: đƣợc xác định bằng số lƣợng tồn kho cuối kỳ trƣớc hoặc ƣớc tồn kho cuối kỳ trƣớc.

Chỉ tiêu Sản xuất:

- Số lượng: phòng kế hoạch vật tƣ lập chỉ tiêu này.

- Đơn giá : đƣợc xác định bằng công thức: Đơn giá = Giá trị / Số lượng

- Giá trị: lấy từ chỉ tiêu Tổng chi phí sản xuất trong Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD).

Chỉ tiêu Xuất bán hàng:

- Số lượng: phòng kinh doanh lập chỉ tiêu này.

- Đơn giá: đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.

Đơn giá xuất = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

- Giá trị: đƣợc tính bằng công thức: Giá trị = Số lượng x Đơn giá

Chỉ tiêu Xuất cho mạ màu:

- Số lượng: phòng kế toán lập chỉ tiêu này theo công thức: Số lượng = Định mức nguyên vật liệu x Số lượng sản xuất thép lá mạ màu. Định mức sản xuất là: 0.981 Tấn.

Khi lập chỉ tiêu này, phòng kế toán có điều chỉnh lại để phù hợp với quyết định giao chỉ tiêu.

- Đơn giá: đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. - Giá trị: đƣợc tính bằng công thức: Giá trị = Số lượng x Đơn giá

Chỉ tiêu Tồn kho cuối kỳ:

- Số lượng: đƣợc xác định bằng công thức:

Số lượng = Số lượng + Số lượng - Số lượng tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ

- Đơn giá : đƣợc xác định bằng công thức: Đơn giá = Giá trị / Số lượng

Giá trị = Giá trị + Giá trị - Giá trị tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ

* Thép lá mạ màu

Các chỉ tiêu gồm: Tồn kho đầu kỳ; Sản xuất; Xuất bán hàng; Tồn kho cuối kỳ. Các chỉ tiêu này đƣợc lập tƣơng tự nhƣ các chỉ tiêu trong Thép lá mạ kẽm.

(Dự toán thành phẩm được thể hiện ở Phụ lục 3.3)

3.3.4.2 Dự toán nguyên vật liệu

Dự toán nguyên vật liệu (NVL) đƣợc lập bởi Phòng kế toán và phòng kế hoạch vật tƣ. Dự toán này đƣợc lập chi tiết riêng cho từng tháng và tổng hợp lại cho 1 năm.

NVL dùng cho sản xuất (SX) thép lá mạ kẽm bao gồm: Thép lá đen (CR); Kẽm (Zinc); Chì (Pb); Thiếc (Tin); Antimoan; Clorua Amon (NH4CL); HCl; Zn2Cl.

NVL dùng cho sản xuất thép lá mạ màu: Thép lá mạ kẽm; Sơn lót; Thinner; Chromate.

Nhiên liệu: đầu đen, gas. Vật liệu khác.

Dự toán này phản ánh tên của từng loại NVL, nhiên liệu gồm các chỉ tiêu sau đây, mỗi chỉ tiêu gồm 3 yếu tố: Số lƣợng; Đơn giá; Thành tiền.

Chỉ tiêu Tồn kho đầu kỳ: đƣợc xác định đúng bằng số lƣợng tồn kho cuối kỳ

trƣớc hoặc ƣớc tồn kho cuối kỳ trƣớc.

Chỉ tiêu Nhập trong kỳ:

- Số lượng: phòng kế hoạch vật tƣ lập chỉ tiêu này. - Đơn giá : đƣợc xác định: Đơn giá = Giá trị/Số lượng

- Giá trị: đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị = Số lượng x Đơn giá Trong đó: Đơn giá đƣợc xác định:

Đơn giá nhập = Đơn giá mua + Chi phí vận chuyển (nếu có)

Đối với Đơn giá là USD đƣợc quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá ngoại tệ.

(Giá mua nguyên vật liệu thể hiện tại Phụ lục 3.2b. Tỷ giá ngoại tệ được thể hiện tại Phụ lục 3.2c)

Chỉ tiêu Xuất cho mạ kẽm ( hoặc chỉ tiêu Xuất cho mạ màu):

- Số lượng: đƣợc xác định nhƣ sau:

Xuất cho mạ kẽm:

Số lượng NVL = Định mức NVL x Số lượng thép lá đen dùng cho SX thép lá mạ kẽm dùng cho SX thép lá mạ kẽm Trong đó:

Số lượng thép lá đen = Định mức NVL x Số lượng SX thép lá mạ kẽm dùng cho SX thép lá mạ kẽm

Xuất cho mạ màu:

Số lượng NVL = Định mức NVL x Số lượng thép lá mạ kẽm dùng cho SX thép lá mạ màu dùng cho SX thép lá mạ màu

Trong đó:

Số lượng thép lá mạ kẽm = Định mức NVL x Số lượng SX thép lá mạ màu

dùng cho SX thép lá mạ màu

Định mức NVL đƣợc tính chi tiết cho từng loại NVL đƣợc đƣa vào để sản xuất cho từng loại sản phẩm. Định mức này đƣợc tính dựa trên mức tiêu hao của NVL chính.

Ví dụ: định mức Kẽm là: 0.031 Tấn/Tấn thép lá đen, điều này có nghĩa là để sản xuất 1

tấn thép lá mạ kẽm cần 0.031 tấn Kẽm trên mức tiêu hao của NVL chính là 1 tấn thép lá đen, thép lá đen là NVL chính dùng để sản xuất thép lá mạ kẽm.

Định mức NVL đƣợc xây dựng dựa vào những kinh nghiệm trên cơ sở thống kê số liệu thực tế về tình hình SXKD ở những kỳ trƣớc. Phòng kỹ thuật cơ điện là nơi tập hợp các thống kế số liệu thực tế này để cung cấp cho phòng kế toán.

(Bảng định mức nguyên vật liệu thể hiện ở Phụ lục 3.2a)

- Đơn giá: đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.

- Giá trị: đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị = Số lượng x Đơn giá

Chỉ tiêu Tồn kho cuối kỳ: Số lượng, Đơn giá, Giá trị: đƣợc xác định tƣơng tự

(Dự toán nguyên vật liệu thể hiện tại Phụ lục 3.4)

3.3.4.3 Dự toán chi phí lao động

Phòng tổ chức hành chính lập dự toán này. Dự toán chi phí lao động căn cứ vào chi phí lao động của năm trƣớc. Dự toán này đƣợc lập riêng cho từng tháng, từng quý và tổng hợp lại cho 1 năm. Dự toán này đƣợc lập cho từng bộ phận: Bộ phận sản xuất: mạ kẽm, mạ màu, sản xuất chung; Bộ phận bán hàng và quản lý.

Các chỉ tiêu đƣợc tập hợp trong dự toán này bao gồm:

- Số lƣợng lao động: là số lƣợng lao động ƣớc có tại ngày cuối năm trƣớc và ƣớc tăng trong năm kế hoạch.

- Lƣơng cơ bản: căn cứ vào mức lƣơng bằng đơn vị tiền tệ là USD, sau đó quy đổi ra đơn vị tiền tệ là VNĐ theo tỷ giá ngoại tệ ƣớc tính.

- Các loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội (BHXH) (17%), bảo hiểm y tế (BHYT) (3%), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (1%). Kinh phí công đoàn (KPCĐ) (1%).

- Các chế độ khác: tiền thƣởng, tiền phụ cấp, tiền thêm giờ, tiền ăn giữa ca.

(Dự toán chi phí lao động được thể hiện tại Phụ lục 3.5)

3.3.4.4 Dự toán đầu tƣ TSCĐ

Dự toán này do phòng kỹ thuật cơ điện lập. Căn cứ vào tình hình mua sắm TSCĐ của năm trƣớc, phòng kỹ thuật cơ điện tiến hành dự tính những TSCĐ đƣợc mua sắm trong năm kế hoạch để phục vụ cho hoạt động SXKD. Dự toán này chủ yếu dự tính đầu tƣ máy móc, thiết bị điện…Dự toán này đƣợc lập bằng đơn vị tiền tệ là USD, sau đó đƣợc quy đổi ra đơn vị tiền tệ VNĐ theo tỷ giá ngoại tệ ƣớc tính.

(Dự toán đầu tư TSCĐ được thể hiện ở Phụ lục 3.6)

3.3.4.5 Dự toán chi phí khấu hao TSCĐ

Dự toán này do phòng kế toán lập và dựa vào Dự toán đầu tƣ TSCĐ. Dự toán này bao gồm:

 Nguyên giá TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh: Nguyên giá TSCĐ đầu năm;

- Nguyên giá TSCĐ đầu năm : phòng kế toán xác định chỉ tiêu này dựa vào

sổ sách kế toán, hồ sơ TSCĐ của công ty ƣớc tính cuối năm trƣớc.

- TSCĐ đầu tƣ mới: dựa vào dự toán đầu tƣ TSCĐ do phòng kỹ thuật cơ điện lập, phòng kế toán sẽ xác định nguyên giá TSCĐ tăng trong năm .

- Nguyên giá TSCĐ cuối năm: dựa vào nguyên giá TSCĐ đầu năm và TSCĐ đầu tƣ mới, phòng kế toán xác định nguyên giá TSCĐ cuối năm nhƣ sau:

Nguyên giá TSCĐ cuối năm = Nguyên giá TSCĐ đầu năm + TSCĐ đầu tư mới

Khấu hao TSCĐ:

- Dựa trên sổ sách kế toán và hồ sơ TSCĐ tại công ty, phòng kế toán sẽ xác định mức khấu hao TSCĐ thực trích trong năm.

- Dựa vào tình hình TSCĐ đầu tƣ mới, phòng kế toán sẽ xác định mức khấu hao TSCĐ đầu tƣ mới trong năm.

- Khấu hao TSCĐ: đƣợc trích từng tháng và sau đó tổng hợp lại cho 1 năm, và đƣợc xác định nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty trách nhiệm hữu hạn Posvina (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)