Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty trách nhiệm hữu hạn Posvina (Trang 81)

* Nội dung: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc lập dựa vào Dự toán

sản xuất và Bảng định mức nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lƣợng

và giá, đảm bảo NVL cho sản xuất và dự toán về lịch trình thanh toán tiền mua NVL.

* Bộ phận lập:

Phần I: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phòng kế toán lập, phối hợp

với phòng kinh doanh, phòng kế hoạch vật tƣ, đồng thời căn cứ vào Bảng định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật cơ điện cung cấp.

Phần II: Số tiền dự kiến chi ra các quý: Phòng kế toán căn cứ vào các hợp đồng mua nguyên vật liệu, tình hình thanh toán của kỳ trƣớc để lập.

* Phƣơng pháp lập:

Phần I: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Sản lượng sản xuất: lấy từ chỉ tiêu Sản lượng cần sản xuất.

- Định mức NVL cho 1 đơn vị sản phẩm (SP): phản ánh số lƣợng NVL trực

tiếp đầu vào để đảm bảo cho sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra nhƣ: + Số lƣợng NVL cho nhu cầu sản xuất cơ bản.

+ Số lƣợng NVL hao hụt cho phép sản xuất trong sản xuất. + Số lƣợng NVL hƣ hỏng cho phép trong sản xuất.

Các định mức này đã đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở thống kê của những kỳ sản xuất trƣớc, đƣợc phòng kỹ thuật cơ điện nghiên cứu để tính ra định mức tiêu hao của từng NVL cho từng sản phẩm sản xuất trong đó có tính đến phần hao hụt do sản phẩm hỏng. Định mức này đƣợc xây dựng dựa vào mức tiêu hao của NVL chính dùng cho sản xuất. Do đó các định mức này là tƣơng đối chính xác và có thể sử dụng đƣợc.

Ví dụ: Để sản xuất 1 tấn thép lá mạ kẽm, định mức NVL cần dùng :

Thép lá đen : 0.935 Tấn Kẽm thỏi : 0.031 Tấn Chì : 0.001162 Tấn

Thiếc : 0.000025 Tấn Antimoan : 0.000034 Tấn Clorua Amon : 0.000424 Tấn ZnCl2 : 0.000593 Tấn HCl : 0.00083 Tấn

- Lượng NVL cho sản xuất: Do định mức NVL đƣợc xây dựng căn cứ trên mức tiêu hao của NVL chính nên khi tính Lượng NVL cho sản xuất nhƣ sau:

+ Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất thép lá mạ kẽm là thép lá đen. Công thức tính lƣợng thép lá đen cho sản xuất nhƣ sau:

Lượng NVL cho sản xuất = Định mức NVL cho 1 đơn vị SP x Sản lượng sản xuất

Các nguyên vật liệu khác nhƣ: Kẽm thỏi, Chì, Thiếc, Atimoan, Clorua Amon, ZnCl2, Axít Clohydric (HCl), thì Lượng NVL cho sản xuất đƣợc tính nhƣ sau:

Lượng NVL cho sản xuất = Định mức NVL cho 1 đơn vị SP x Lượng thép lá

đen cho sản xuất.

Chỉ tiêu: Lượng thép lá đen cho sản xuất lấy từ chỉ tiêu Lượng NVL cho sản xuất trong Thép lá đen.

+ Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất thép lá mạ màu là thép lá mạ kẽm.

Lượng NVL cho sản xuất đƣợc tính nhƣ sau:

Lượng NVL cho sản xuất = Định mức NVL cho 1 đơn vị SP x Sản lượng sản xuất

Các nguyên vật liệu khác nhƣ: Sơn, Thinner, Chormate, thì Lượng NVL cho sản xuất đƣợc tính theo công thức sau:

Lượng NVL cho sản xuất = Định mức NVL cho 1 đơn vị SP x Lượng thép lá

mạ kẽm cho sản xuất.

Chỉ tiêu: Lượng thép lá mạ kẽm cho sản xuất lấy từ chỉ tiêu Lượng NVL cho sản xuất trong Thép lá mạ kẽm.

- Lượng NVL tồn kho cuối kỳ: đƣợc tính toán dựa trên nhu cầu sản xuất cho kỳ

sau, đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu hoặc dự trữ quá nhiều để phát sinh các chi phí liên quan. Theo phòng kế hoạch vật tƣ, qua việc theo dõi và đánh giá các năm, mức dự trữ hợp lý cho nhu cầu sản xuất ở kỳ sau đối với từng nguyên vật liệu là: Thép lá đen: 12%; kẽm thỏi: 1%; Chì 0.5%; Thiếc: 0.0009%; Antimoan: 0.001%; Clorua amon: 0.01%; ZnCl2: 0.03%; HCl: 0.03%; Sơn: 0.8%; Thinner: 0.05%; Chromate: 0.05%.

Lượng NVL tồn kho cuối kỳ = Sản lượng sản xuất x Tỷ lệ tồn kho

- Tổng cộng nhu cầu NVL: Tổng cộng nhu cầu NVL = Lượng NVL cho sản

xuất + Lượng NVL tồn kho cuối kỳ

- Lượng NVL tồn kho đầu kỳ: bằng với lƣợng NVL tồn kho cuối kỳ trƣớc hoặc

ƣớc tồn kho cuối kỳ trƣớc.

- Lượng NVL mua vào trong kỳ: Lượng NVL mua vào trong kỳ = Tổng cộng

nhu cầu NVL - Lượng NVL tồn kho đầu kỳ

- Đơn giá mua 1 tấn NVL: phản ánh mức giá để đảm bảo cho một đơn vị NVL trực tiếp đầu vào cho sản xuất nhƣ:

+ Giá mua NVL theo hóa đơn.

+Chi phí mua NVL nhƣ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lƣu kho + Chi phí hao hụt NVL cho phép khâu mua

+ Trừ các khoản chiết khấu, giảm giá.

Đối với NVL nhập khẩu là Kẽm thỏi và Chromate RC 300 đƣợc nhập khẩu từ Hàn Quốc, do đó khi tính giá trị vật tƣ đầu vào cần xem xét: giá mua NVL, thuế nhập khẩu, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển,…Phòng kinh doanh nên xem xét các yếu tố này để có cơ sở dự kiến cho đơn giá NVL nhập khẩu.

Ví dụ: Cách tính đơn giá 1 tấn nguyên vật liệu nhập khẩu là: kẽm thỏi

( ĐVT: 1.000 đ)

Lệ phí hải quan, Các phí: chứng từ, giao cont, xếp dỡ, giao nhận: 148 Phí vận chuyển : 98

Thuế nhập khẩu: 0

Cộng đơn giá mua 1 tấn Kẽm thỏi là: 39.973

Đối với NVL mua trong nƣớc: phòng kế hoạch vật tƣ cũng nên xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến động về giá của NVL nhập trong nƣớc, đồng thời cũng cần phải có biện pháp quản lý ƣớc tính giá trị NVL đầu vào theo đúng quy định.

Ví dụ: Đơn giá 1 tấn thép lá đen là: ( ĐVT: 1.000 đ)

Giá mua 1 tấn : 16.464 Phí vận chuyển : 81

Cộng đơn giá mua 1 tấn thép lá đen là: 16.545

- Chi phí mua NVL chưa thuế GTGT: Chi phí mua NVL chưa thuế GTGT = Lượng NVL mua vào trong kỳ x Đơn giá mua 1 tấn NVL

- Thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào = Giá tính thuế NVL mua vào x Thuế suất thuế GTGT

Giá tính thuế NVL mua vào là Chi phí mua NVL chưa thuế GTGT. Thuế suất

thuế GTGT cho tất cả các NVL mua vào phục vụ cho sản xuất là 10%.

- Tổng tiền mua NVL: Tổng tiền mua NVL = Chi phí mua NVL chưa thuế GTGT

+ Thuế GTGT đầu vào

- Đơn giá 1 tấn NVL đưa vào sản xuất: tính đơn giá xuất theo phƣơng pháp bình

quân gia quyền.

Đơn giá 1 tấn NVL = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ đưa vào sản xuất Lượng NVL tồn đầu kỳ + Lượng NVL nhập trong kỳ

- Chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp = Tổng lượng NVL cho sản xuất

x Đơn giá 1 tấn NVL đưa vào sản xuất.

(Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện tại Phụ lục 4.3a; 4.3b; 4.3c; 4.3d; 4.3e)

Phần II: Số tiền dự kiến chi ra các quý

Phòng kế toán nên căn cứ nhƣ sau:

- Đối với NVL nhập khẩu, hiện nay chỉ có NVL nhập khẩu là Kẽm thỏi và Chromate RC 300. Căn cứ vào các hợp đồng mua, chứng từ nhập khẩu NVL, tiền mua NVL nhập khẩu phải đƣợc thanh toán ngay.

- Đối với NVL nhập trong nƣớc, căn cứ vào các hợp đồng mua bán và tình hình thanh toán của năm trƣớc, tiền mua NVL trong nƣớc thanh toán 90 ngày kể từ ngày mua hàng.

Theo thống kế của phòng kế toán, số tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp ƣớc tính khoảng 80% tổng tiền mua NVL trong kỳ.

Số tiền dự kiến chi ra các quý gồm các chỉ tiêu:

- Phải trả năm trước chuyển sang: là số tiền phải thanh toán tại ngày 31/12 của

năm trƣớc dự kiến thanh toán trong năm kế hoạch.

- Số tiền chi Quý 1; Số tiền chi Quý 2; Số tiền chi Quý 3; Số tiền chi Quý 4: là

số tiền dự kiến phải thanh toán trong kỳ, đƣợc xác định bằng 80% tổng tiền mua NVL trong kỳ.

- Tổng chi tiền: là số tiền phải thanh toán của kỳ trƣớc cộng với số tiền phải

thanh toán trong quý.

(Số tiền dự kiến chi ra các quý được thể hiện trong Phụ lục 4.3d)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty trách nhiệm hữu hạn Posvina (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)