Giọng điệu buồn thương

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 107)

Bên cạnh xu hướng giễu nhại, điều đọng lại sau khi đọc xong hai cuốn tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặcĐồng sau bão chính là âm điệu buồn. Dù nông thôn và người nông dân ở thời nào đi chăng nữa, dù có ở thời trước đổi mới hay đất nước đang chuyển mình sang hiện đại thì âm điệu vẫn là buồn thương. Tác giả buồn cho khung cảnh làng quê nghèo khó, buồn cho kiếp người nông dân vất vả quanh năm mưa nắng mà cuộc sống vẫn cơ cực, buồn cho những con người tốt nhưng không nhận được hạnh phúc. Bằng giọng văn chậm rãi, nhẹ nhàng, nhà văn cứ dần lột tả bức tranh nông thôn việt nam với những vấn đề thời đại hết sức cấp bách. Không cần phải lớn tiếng bênh vực người nông dân, nhà văn chỉ lặng lẽ kể về số phận về bi kịch của những con người sống ở đó. Đúng như đoạn viết ở phần Vĩ Thanh: “Cũng như suốt những năm tháng qua, tất cả những người yêu, người vợ ở Thanh Bình không chỉ sống cho riêng mình. Họ đã sống cả cái phần của những người đi xa, những người đã mất” [40. tr310]. Kết thúc tác phẩm Thủy hỏa đạo tặc là một âm điệu buồn thương cho số phận những người gặp bi kịch do hoàn cảnh gây nên. Và kết thúc tác phẩm Đồng sau bão là giọng điệu buồn thương cho những người gặp bi kịch do chính mình gây ra (Lạ là cả hai trường hợp đều rơi vào nhân vật Thắm). Chốt lại tác phẩm là một cơn đại họa và một nỗi lo bao chùm “Ôi, cầu mong cho cái con vi trùng HIV, đại họa của thế kỉ ấy đừng lây lan sang mẹ con Thắm, đừng reo rắc xuống làng quê và cánh đồng vàng rực một màu no đủ, bình yên kia. Đắc ơi, anh đừng về làng. Đừng bao giờ về làng” [40. tr611]. Có lẽ tác phẩm sẽ không tạo được âm hưởng buồn đến vậy nếu hai cuốn tiểu thuyết này độc lập với nhau cả về nội dung và nghệ thuật. Việc tiểu thuyết Đồng sau bão là phần viết tiếp nội dung của Thủy hỏa đạo tặc

giống như một lời giải nghệ thuật cho những thắc mắc nội dung được nhà văn đặt ra trước đó.

Có thể thấy rằng việc xây dựng những đoạn hội thoại nảy lửa, những tranh luận tư tưởng cũng không nằm ngoài tạo ra một âm điệu buồn cho toàn bộ tác

phẩm. Tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc được nhà văn tập trung xây dựng ngôn ngữ đối thoại, sôi nổi. Ai cũng biết kết quả của những đối thoại này. Người thất bại bao giờ cũng là người yếu thế và không có quyền lưc. Thực tiễn sẽ hoàn toàn thất bại trước lý luận khô cứng. Ngôn ngữ thì quyết liệt đến vậy nhưng giọng điệu lại hết sức buồn bởi chân lý bị bẻ cong, không được chấp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc sống của người nông dân sẽ tiếp tục bị chìm vào những bi kịch khác. Nhà văn không trực tiếp lên tiếng bảo vệ cho ai cả, nhà văn chỉ phô ra kết quả và để mặc mọi người phán xét. Vì thế cái kết cục buồn thảm của số phận con người đã tạo lên giọng điệu buồn thương cho toàn tác phẩm. Công lý không hề chiến thắng, cái đúng không hề được chấp nhận. Đó là toàn bộ âm hưởng được tạo nên trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc.

Ấy thế nhưng tiểu thuyết Đồng sau bão lại xuất hiện để giải đáp tất cả những câu hỏi, những thắc mắc đó. Chúng tôi cho rằng giọng điệu nghệ thuật không nằm ở cách hành văn, cách sử dụng câu chữ mà ở sự liên kết các sự kiện trong tác phẩm. Cách thức liên kết như thế nào sẽ quy định giọng điệu như vậy. Nếu người đọc cảm thương cho số phận người nông dân trước đổi mới không được là chính mình, không được tự chủ thì đến tiểu thuyết Đồng sau bão người đọc càng cảm thương hơn khi người nông dân được làm chủ mình nhưng vẫn nghèo nàn, thậm chí còn đánh mất mình. Thanh, Lập, Vy, Thắm ... khi được tự chủ trong cách làm ăn, sản xuất nhưng họ vẫn sống trong cảnh nghèo nàn. Đắc thì đánh mất mình và bị nhiễm căn bệnh thế kỉ. Những tưởng sau khi cải cách người nông dẫn sẽ được hưởng nhiều hạnh phúc hơn nhưng thực tế thì ngược lại. Người nông dân không phải đối mặt với cái đói nhưng phải đối mặt với vô vàn những khó khăn khác. Con gái của Thanh – Vy xinh đẹp nhưng bị di chứng chất độc hóa học, Thắm gặp phải bi kịch trong hôn nhân gia đình, Cơ thì lìa bỏ đồng ruộng rồi sống cuộc sống vật chất vương giả nhưng cũng đầy bi kịch trong tình cảm, hôn nhân ... Giọng điệu trong tiểu thuyết Đồng sau bão không quyết liệt kiểu ngôn ngữ đối thoại mà nhẹ nhàng, không có những đột biến. Các sự kiện về

cơ bản là bình lặng, diễn tiến theo mạch truyện khiến cho tiểu thuyết này mang một giọng điệu riêng. Không khí thời đại ồn ào đấy, cuộc sống đô thị có vẻ náo nhiệt đấy nhưng mạch nguồn sâu thẳm vẫn là nỗi buồn vô tận cho những nhân vật tốt đẹp nhưng toàn gặp trắc trở trong cuộc sống và tình yêu. Khi đề cập về những nhân vật này, Hoàng Minh Tường thường dùng những câu văn dài đầy cảm xúc. Ngôn ngữ bao giờ cũng nhẹ nhàng, lấp lánh một cái nhìn cảm thông, đầy tính nhân văn. Điều này góp phần tạo nên một nhịp văn chậm, ít biến động và tạo lên một cảm giác buồn thương rất rõ nét.

Rõ ràng giọng điệu buồn thương tạo thành những âm hưởng tuy không trở thành chủ đạo trong tiểu thuyết Hoàng Minh Tường nhưng nó đã góp phần làm phong phú giọng văn và góp phần đa dạng nguồn cảm xúc trong tác phẩm. Từ những nguồn cảm xúc đó, người đọc sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về hiện thực nông thôn cũng như hình ảnh người nông dân trong cả một quá trình lịch sử. Điều này giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp hơn với nông thôn và người nông dân ngày hôm nay.

Tiểu kết: Tuy không có những cách tân đột biến về nghệ thuật nhưng với những nỗ lực làm mới mình, nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường đã hiện lên một cách sinh động. Sử dụng biện pháp nghệ thuật truyền thống nhà văn đã xây dựng được những nhân vật sắc sảo, mang màu sắc nghệ thuật mới. Việc mở rộng biên độ không gian, thời gian nhằm tạo chiều sâu cho hiện thực và con người. Ông cũng là nhà văn hài hòa được các giọng điệu trong ý đồ thể hiện hiện tư tưởng nghệ thuật của mình.

KẾT LUẬN

Hoàng Minh Tường là một trong số ít các tác giả có được thành công cũng như khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trong văn chương Việt Nam nói chung và tiểu thuyết viết về nông thôn nói riêng. Là một người miệt mài trên con đường đi tìm cái chân – thiện – mĩ trong văn học, nhà văn luôn có tinh thần lao động nghiêm túc và sáng tạo không chút ngừng nghỉ. Ngòi bút của ông chưa từng nguội lạnh trước những hơi thở và nhịp sống của đời sống nông thôn cũng như nhiều vấn đề mà hiện thực đó đặt ra cho người viết. Viết về một thời đã qua của đất nước trên tinh thần dân chủ, phản tỉnh, Hoàng Minh Tường đã tái hiện lại những vấn đề hiện thực nông thôn và cuộc sống con người trong tác phẩm của mình với cái nhìn riêng, sâu sắc, giàu nhân bản. Vốn sống phong phú, khả năng giao lưu cởi mở và năng lực tự học, tự tiếp nhận cái mới của kỹ thuật viết, Hoàng Minh Tường thực sự đã tạo được dấu ấn riêng trong số những tác giả viết thành công về mảng hiện thực nông thôn sau đổi mới. Là một người con của miền đất nông nghiệp, sự kết hợp với tình yêu quê hương cùng tấm lòng thiết tha với người nông dân nên những trang viết của nhà văn khi miêu tả về nông thôn cũng như số phận những con người trong đó bao giờ cũng dạt dào cảm xúc, tình yêu và sự tin tưởng.

Hình ảnh nông thôn trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặcĐồng sau bão

được nhà văn Hoàng Minh Tường thể hiện một cách cụ thể, sinh động và rõ nét. Hiện thực cuộc sống và con người với những chuyển biến qua từng giai đoạn được tác giả khắc hoạ chân xác, dễ tạo được sự đồng thuận của người đọc. Tác phẩm đã bóc tách được hiện thực cuộc sống dưới nhiều chiều: hạnh phúc và khổ đau, yêu và hận, sự thật và giả dối… nó như là cánh cửa khép lại văn học giai đoạn “minh họa”, những lối viết theo cách lý tưởng hóa con người và cuộc sống. Vì thế, tác phẩm dám nhìn thẳng và nói lên sự thật, những thói hư tật xấu, những bi kịch của cả một thời đại. Hiện lên trong những trang văn của Hoàng Minh Tường là bức tranh nông thôn vừa thanh bình vừa dữ dội của một thời kỳ làm ăn

theo chế độ bao cấp, tem phiếu, công điểm trong quy mô hợp tác xã và một thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường với những hệ lụy của cơ chế đô thị hóa. Từ khung cảnh thiên nhiên đến cuộc sống con người mang nhiều biến cố và kịch tính. Từ truyền thống văn hóa tốt đẹp đến những tiêu cực xảy ra trong không gian yên tĩnh của làng quê ... Tất cả đều được phản ánh rất chân thực và khách quan.

Hoàng Minh Tường cũng làm bật lên trên trang viết của mình những số phận người khác nhau. Từ những con người sống theo lối đạo đức giả, lọc lừa, tham nhũng, vơ vét của nhân dân, tới những con người mang tư tưởng cổ hủ, lạc hậu cố chấp như Trần Sinh, Cơ, Biền, Thiển, Lõa, Cản … Nhà văn đã mạnh mẽ lên án, tố cáo, đã kích sâu sắc, vạch trần những bộ mặt đen tối, xấu xa của nhân vật trong tác phẩm. Nhà văn lên tiếng dự báo, cảnh tỉnh người đời phải tránh xa những cám dỗ, tệ nạn đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong xã hội.

Không chỉ miêu tả hiện thực với cảm hứng “bôi đen” mà tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường còn là tiếng nói ngợi ca và trân trọng con người. Thông qua việc miêu tả những nhân vật như Thanh, Toại, Lập, ông Trạc… nhà văn đã cho thấy vẫn còn đó những con người có tinh thần đấu tranh, quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày một phát triển, vẫn còn đó những con người luôn bảo vệ công bằng, lẽ phải. Tác giả cũng dành tình yêu thương, lòng cảm thông, sẻ chia và cả sự xót thương cho những số phận đầy trắc trở của những người phụ nữ như Luyến, Thắm, Vy, bà Soi, bà Sinh… những con người nhỏ bé đầy cô đơn và bất hạnh. Từ đó nhà văn cũng muốn đánh thức phần sâu kín của tâm hồn con người, giúp họ có ý thức bảo vệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Để góp phần làm nên thành công trong tiểu thuyết, Hoàng Minh Tường đã sử dụng các phương thức nghệ thuật khá tiêu biểu như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng không gian – thời gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu ... Tuy không phải là một nhà văn tiên phong trong cách tân nghệ thuật tiểu thuyết nhưng ít ra, nhà văn là người đã vận dụng thành

công những thủ pháp nghệ thuật truyền thống để làm nên nội lực cho tác phẩm của mình. Từ hệ thống nhân vật cho tới kết cấu tác phẩm nhà văn cũng tạo được những dấu ấn riêng nhất định. Bên cạnh đó nhà văn đã cố gắng tìm tòi, thử nghiệm những thủ pháp nghệ thuật mới và phần nào đã thành công. Điều này rất cần phải ghi nhận. Cũng nhờ những thủ pháp nghệ thuật truyền thống đó mà con người và cuộc sống trong sáng tác của Hoàng Minh Tường hiện lên một cách chân thực. Lời văn gần gũi, trong sáng, giản dị và tự nhiên tạo sức hấp dẫn thu hút bạn đọc. Lối diễn đạt theo cách nói của người nhà quê bình dị, chất phác có lúc hóm hỉnh nhưng rất tinh tế làm cho văn phong của tác giả thêm đa dạng, phong phú.

Sự nghiệp văn chương trải dài hơn ba mươi năm cũng đủ để chứng minh tài năng và bút lực của nhà văn. Dù vẫn có một số hạn chế, nhưng tác phẩm của Hoàng Minh Tường luôn khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Nghiên cứu nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường, chúng tôi không hi vọng có thể giải quyết vấn đề một cách thấu đáo và triệt để nhưng chúng tôi tin rằng mình đã góp thêm một cách nhìn về tiểu thuyết cũng như con người nhà văn. Thông qua đó luận văn mang lại cho bạn đọc có cái nhìn xác thực, đầy đủ hơn, nhiều chiều hơn về hiện thực nông thôn chỉ cách chúng ta một thời gian chưa xa lắm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tham khảo

1. A. Xâytlin (1968), Dẫn theo Lao động nhà văn, Tập 2, Nxb Văn học, H. 2. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư tuyển

chọn, dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, H.

3. M.B.Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, Nxb

ĐHQGHN.

4. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng

5. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb Đại học sư phạm, H.

6. Susanne K.Langer (1986), Tình cảm và hình thức, Nxb Khoa học xã hội. 7. Nguyễn Minh Châu (2009), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,

Nxb Giáo dục, H. Tr85

8. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, H.

9. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt, Nxb ĐHQGHN.

10.Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội

11.Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, H. 12.Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb ĐHQGHN.

13.Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục 14.Hà Minh Đức (cb) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.

15.Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con

người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng 8, Đề tài khoa học

16.Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.

17.Dương Hướng (2000), Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, H.

18.Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, H. 19.Vương Trí Nhàn, Bs, (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn. H. 20. Nhiều tác giả (1980), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H. 21.Nguyễn Khải, (1984), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, H.

22. Nguyễn Khải, Văn xuôi một chặng đường (1963 -1983) in trong Văn học trong giai đoạn cách mạng mới

23.Nguyễn Khải (1972), Chủ tịch huyện, Nxb Văn học

24.Ma Văn Kháng (1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn học, H. 25.Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao động, H.

26.Nguyễn Bách Khoa (1951), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nxb Thế giới

27.Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học Xã hội, H.

28.Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học Xã hội, H. 29.Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới, Nxb

Khoa học Xã hội, H.

30.Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, H. 31.Lê Lựu (1998), Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, H.

32.Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.

33.Nhiều tác giả (1987), Lịch sử văn học Việt Nam 1945-1985, Nxb Giáo dục, H.

34.Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ

35.Trịnh Thanh Phong (2007), Ma Làng, Nxb Văn học, H. 36.Đào Thắng (2007), Dòng sông Mía, Nxb Hội Nhà văn, H.

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)